Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

10/06/2022
Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
451
Views

Chào Luật sư, tôi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xong. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu cách tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Dịch vụ đăng ký bảo hộ hiện nay khá phát triển, vậy dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 có những ưu điểm gì? Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiện nay ra sao? Mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Việc tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có trùng với nhãn hiệu khác không. Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Để có được câu trả lời toàn diện nhất, Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để nhãn hiệu đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ

Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 72 luật Sở hữu trí tuệ:

– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh; hình vẽ; chữ cái; từ ngữ và kể cả hình 3 chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều mầu sắc;

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau; không trùng; hoặc có dấu hiệu tương tự với các nhãn hiệu cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ;

– Hồ sơ đăng ký hợp lệ; và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký theo quy định.

Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mất bao lâu?
Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mất bao lâu?

Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Để kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thì quý khách hàng có thể tự mình thực hiện bằng cách truy cập vào cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp online của Cục Sở hữu trí tuệ để tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

http://www.iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Hoặc

http://wipopublish.noip.gov.vn

Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu

Tại đây, có thể tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký hoặc nhãn hiệu đã bảo hộ.

Đối với nhãn hiệu dự định làm bảo hộ thì cần quan tâm đến các trường sau

  • Nhãn hiệu tìm kiếm: nhập tên nhãn hiệu
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ
  • Phân loại hình
  • Tên sản phẩm/dịch vụ

Đối với nhãn hiệu đã đăng ký

Ngoài các trường nêu ở trên, cần thêm một số trường dưới đây, để việc tra cứu diễn ra nhanh chóng hơn:

  • Đại diện sở hữu trí tuệ: tên đại diện sở hữu nhãn
  • Số đơn
  • Người nộp đơn
  • Ngày nộp đơn
  • Số bằng: xem trên văn bằng bảo hộ

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu).

Có mấy cách tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Có mấy cách tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị

03 mẫu nhãn hiệu có kých thước lớn hơn 3x3cm, không vượt quá 8x8cm.

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Thông qua Luật sư 247 thời gian từ 1-3 ngày làm việc.

Tra cứu nhãn hiệu trên trang của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

http://www.wipo.int

Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp đơn giúp tra cứu các nhãn hiệu đang tồn tại là bước đầu tiên cần thực hiện. Nếu nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc vi phạm luật pháp quốc gia, nhãn hiệu có thể bị từ chối đăng ký.

Trước khi nộp đơn đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid, nên tra cứu để tìm kiếm các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã tồn tại (hoặc đăng chờ xử lý) tại thị trường mục tiêu.

Sử dụng hướng dẫn này để tìm hiểu cách thức tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (WIPO’s Global Brand Database) trước khi nộp đơn đăng ký nhãn và cách thức tra cứu các đăng bạ nhãn hiệu của các cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia và khu vực.

Phí về đăng kí nhãn hiệu hiện nay là bao nhiêu?

Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu

Một số phí phổ biến như:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
  • Phí phân loại quốc tế về hàng hóa; dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
  • Một số phí khác

Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về nhãn hiệu

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.

Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới năm 2022?
Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới năm 2022?

Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu

  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định; giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
  • Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm; phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.

Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu

  • Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ

  • Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng.

Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu

  • Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
  • Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.

Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:

  • Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.600.000 đồng.
  • Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.200.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tra cứu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh, tra cứu Mã số thuế cá nhân hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì:
“Nhãn hiệu” là các dấu hiệu của một cá nhân, tổ chức (tập thể doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại) dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?

Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể thực hiện việc nộp chi phí trên như sau:

Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội; hoặc các văn phòng đại diện có địa chỉ ở Đà Nẵng và TP HCM.
Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (lưu ý hãy xin biên lai để ghi nhận việc này)

Đã nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng hệ thống báo chưa nộp phải làm sao?

Trên thực tế; một số trường hợp bạn đã nộp phí rồi nhưng vì một nhầm lẫn nào đó mà hệ thống không cập nhật; dẫn tới việc bị Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp này thì bạn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hiệu khiếu nại quyết định này lần đầu thì được thực hiện trong vòng 90 ngày; kể từ ngày quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được ban hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.