Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2022

10/06/2022
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
693
Views

Ngoài hồ sơ thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các công ty, doanh nghiệp còn quan tâm đến chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật là bao nhiêu? Luật sư 247 xin giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. 

Nhãn hiệu là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vì vậy quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu

 Đối với chủ sở hữu:

+ Yên tâm đầu tư

+ Yên tâm sản xuất, kinh doanh (bảo đảm an toàn cho khai thác Nhãn hiệu hàng hóa)

+ Có thể độc quyền sản xuất kinh doanh

+ Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa.

– Đối với người tiêu dùng:

+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm

 + Tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng

Đối với xã hội:

+ Có được thông tin pháp lý

+ Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa

+ Tạo môi trường kinh doanh lành mạn

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có đắt không
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có đắt không

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Chính vì vậy, nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cố tình sử dụng trùng với tên nhãn hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ bằng nhiều biện pháp nhất định. Bên cạnh đó, khi bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo cho một nhãn hiệu duy nhất trên hệ thống quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, hạn chế tối đa việc đăng ký trùng nhãn hiệu đã đăng ký. Bên cạnh đó, còn giúp cho khách hàng không bị nhầm lẫn các sản phẩm với nhau.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, còn giúp cơ quan nhà nước xác định, điều tra, xử lý các trường hợp hàng giả, háng nhái trên thị trường hiện nay. Điều này góp phần quản lý tốt hơn trật trụ, an toàn xã hội.

Cuối cùng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp bạn khẳng định được uy tín của mình trong các quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ

Không phải nhãn hiệu nào cũng được bảo hộ dù có đi đăng ký với cơ quan nhà nước. Các nhãn hiệu phải đầy đủ các yếu tố sau mới được đăng ký bảo hộ.

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Lệ phí, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu nhóm sản phẩm dịch vụ mà nhãn hiệu dự định độc quyền. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn  còn phụ thuộc vào việc khách hàng trực tiếp đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hay sử dụng dịch vụ tư nhân tại các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói khác nhau.

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu như:

(i) số lượng nhãn hiệu mà khách hàng muốn nộp đơn đăng ký

(ii) nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền

(iii) Tiến hành thủ tục đăng ký nhanh (xin thẩm định nhanh) hay làm bình thường theo quy định và thực tế.

Đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ:

Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng
  • Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm; phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
  • Phí phân loại quốc tế về hàng hóa; dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng.
  • Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ; phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.

Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu

  • Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ

  • Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng.

Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu

  • Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
  • Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.

Trên đây là lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn có yêu cầu cơ quan cơ thẩm quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho bạn thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; đồng thời chuẩn bị một khoảng chi phí nhất định nếu có yêu cầu đươc kiệt kê bên trên.

Phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022; lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí; lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

Điều đầu tiên khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân; tổ chức, doanh nghiệp thì cần phải nộp đơn. Chi phí nộp đơn cũng được pháp luật quy định cụ thể dưới đây:

  • Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Chi phí nộp đơn cho 01 nhóm/01 nhãn hiệu là: 1.000.000 VND (Một triệu đồng)
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí; lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào

Thời hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
” Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu . Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ” Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2022 “. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu như thế nào?

Khi kinh doanh và đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp đều phải xác định rõ về ngành nghề kinh doanh và các ngành nghề này được phân vào các mã ngành nghề theo quy định. Tương tự như vậy, nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ được bảo hộ cho các sản phẩm/dịch vụ cụ thể và các sản phẩm/dịch vụ này được phân nhóm theo quy định (Việt Nam hiện đang áp dụng bảng phân loại sản phẩm/dịch vụ Quốc tế Nice, chưa tham gia Thỏa ước Nice);
Khi được bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm/dịch vụ đã đăng ký như phân nhóm. Ngoài ra phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đã đăng ký có thể bao trùm thêm các sản phẩm/dịch vụ liên quan hoặc tương tự gần.

Nhãn hiệu có phải là thương hiệu không?

Nhãn hiệu chỉ là những yếu tố để cấu thành thương hiệu. Nhãn hiệu được coi là những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các tổ chức, cá nhân.
Trong khi đó thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.