Có thể nói việc thực hiện thủ tục này được pháp luật quy định nhằm thuận lợi trong quá trình quản lý dân cư trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nào khi đi ra khỏi nơi cư trú đều phải thực hiện thủ tục này. Thủ tục này có thể nói là vấn đề luôn được người dân quan tâm, đặc biết là những người cần phải di chuyển đến một hoặc các khu vực khác nhau để thuận tiện, phù hợp với cuộc sống của bản thân.
Việc thực hiện của công dân sẽ hỗ trợ Nhà nước thuận lợi trong vấn đề quản lý, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, xe oto, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn ngân hàng, huy động vốn… trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Công dân đi ra khỏi nơi cư trú với mục đích hoặc thời hạn như thế nào thì cần khai báo tạm trú? Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo gồm những gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật cư trú năm 2020:
“Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.”
Bên cạnh địa chỉ thường trú, nhiều người còn có nơi đăng ký tạm trú. Theo quy định này, có thể hiểu đây là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Điều kiện theo quy định pháp luật
Điều 27 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện như sau:
“1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Đối tượng bắt buộc
- Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo;
- Người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế;
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
- Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự; dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:
- Căn cước công dân;
- Phiếu khai báo tạm vắng;
- Sổ hộ khẩu (bản sao);
Thủ tục thực hiện
Bước 1
Công dân khi thực hiện đăng ký tạm trú cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 2
Công dân nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3
- Trường hợp được giải quyết: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả) để thực hiện đăng ký tạm trú
- Trường hợp không giải quyết: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị
- Xuất trình Căn cước công dân.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
- Bản khai nhân khẩu (HK01).
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không quá 20.000 đồng / lần cấp.
– Riêng việc cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường, số nhà thì không quá 10.000 đồng / lần cấp.
Miễn lệ phí cho những công dân cần cấp hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, giấy đăng ký tạm trú có thời hạn khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay đổi mới theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Từ 100.000 – 300.000 đồng khi cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy tắc về đăng ký thường trú, thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Từ 1 triệu – 2 triệu đồng khi cố ý tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi làm sai lệch nội dung.
– Từ 2 triệu – 4 triệu đồng khi cố ý khai gian, giả mạo hồ sơ, giấy tờ…
Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận. Thường thì hời gian để công dân được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú là không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.