Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?

07/06/2022
1091
Views

Tối ngày hôm qua 6/6 dư luận bàn tán rất nhiều về vụ việc các thanh niên ném chất bẩn vào nhà dân để đòi nợ nhưng lại ném nhầm vào cổng Đại sứ quán của một nước tại Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi với hành vi này thì người thành niên trên sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.

Sự việc trên đây đang được rất nhiều người quan tâm. Hành vi của các đối tượng này không còn xa lạ tuy nhiên điều đáng lưu ý trong sự việc này là nó còn gây ảnh hưởng tới Đại sự quán. Vậy với hành vi ném mắm tôm; chất bẩn của các thanh niên này sẽ bị xử lý như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào? “. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tóm tắt vụ việc

Đêm 6/6/2022, mạng xã hội lan truyền bài đăng cùng hình ảnh tại phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người đăng bài cho biết một lượng chất bẩn gồm mắm tôm, dầu luyn được một số người ném vào địa chỉ số 61 Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, chất bẩn bắn cả vào địa phận của Đại sứ quán Uruguay. Hình ảnh chụp lại cho thấy phần cửa và tường của đại sứ quán dính dầu luyn đỏ và mắm tôm.

Theo người đưa tin thì các thanh niên này ném mắm tôm vào nhà đối tượng với mục đích đòi nợ; nhưng vô tình đã ném vào cả cổng của đại sứ quán.

Vụ việc này được cư dân mạng nói đùa với cái tên “bệnh nghề nghiệp”. Tuy nhiên “bệnh nghề nghiệp” này có thể mang đến hậu quả vô cùng lớn mà các thanh niên này thậm chí chưa từng nghĩ đến khi thực hiện hành vi của mình.

Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?

Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?
Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?

Do sự việc này là do báo chí đưa tin và chưa có thông tin xác thực về vụ việc; cũng như sự đính chính công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và sự thiệt hại xảy ra trên thực tế; các thanh niên này có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:

Xử phạt hành chính

Theo Điểm e Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

Theo đó hành vi này của các thanh niên đã vi phạm quy định về trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự. Do đó họ có thể bị xử phạt với số tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Mặc dù mục đích của các đối tượng là ném chất bẩn vào nhà nạn nhân; tuy nhiên do các chất bẩn này cũng đã bắn vào cổng đại sứ quán; nên hành vi này là tương đối nghiêm trọng.

Theo như quy định tại Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao thì:

“Trụ sở của cơ quan đại diện hay còn gọi là Đại sứ quán là bất khả xâm phạm.”

Theo đó Nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập; hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện này.

Do đó với hành vi của các công dân này; thì họ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:

Tội gây rối trật tự công cộng

Theo Điều 318 Bộ luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Hành vi ném mắm tôm, dầu luyn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng với người bị đe dọa mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Cụ thể trong vụ việc các thanh niên này đã ném cả chất bẩn nhầm cả vào cổng đại sứ quán.

Do đó hành vi này tùy vào từng trường hợp mà có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng cho đến 07 năm.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Trong trường hợp việc ném mắm tôm, tạt dầu để đòi nợ khiến tài sản của nhà dân, cổng của Đại sứ quán bị hư hỏng; các đối tượng này có thể bị truy cứu về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

….

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

……

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bồi thường thiệt hại với hành vi ném mắm tôm

Bên cạnh việc bị xử lý bằng một trong các hình thức trên; người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi trên. Việc ném mắm tôm có thể gây hư hỏng tài sản cũng như ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm; tâm lý của nạn nhân. Do đó người này có thể phải bồi thường các thiệt hại sau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 BLDS 2015)

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592 BLDS 2015)

– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị thiệt hại về tài sản có được bù đắp tổn thất tinh thần không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp bị thiệt hại về tài sản; người bị thiệt hại chỉ được bồi thường về tài sản bị thiệt hại mà không được đền bù tổn thất vè tinh thần. Việc tổn thất về tinh thần chỉ được đền bù khi thiệt hại về sức khỏe; tính mạng; danh dự nhân phẩm.

Thu nhập thực tế bị mất của cá nhân xác định như thế nào?

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được xác định như sau:
a) Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
b) Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thu nhập không ổn định theo mùa vụ được xác định là thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Đại sứ quán khác lãnh sự quán như thế nào?

Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Còn Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…

Hành vi ném mắm tôm vào cổng đại sứ quán bị xử lý như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.