Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

06/06/2022
Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
382
Views

Chiều 22/3/2022, tại Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Từ đó có thể thấy việc ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết. Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Quy định về việc giúp đỡ người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội 

Trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay trong xử lý người phạm tội nói chung, trong công tác thi hành án phạt tù nói riêng là nhằm giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Để chuẩn bị tốt cho việc tái hòa nhập cộng đồng, tạo thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù có cuộc sống mới, ổn định, bên cạnh việc đặt ra các yêu cầu về hiệu quả công tác giáo dục, tổ chức lao động, dạy nghề cho người chấp hành án trong các cơ sở giam giữ.

Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Để chuẩn bị tốt cho việc tái hòa nhập cộng đồng, tạo thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù có cuộc sống mới, ổn định, bên cạnh việc đặt ra các yêu cầu về hiệu quả công tác giáo dục, tổ chức lao động, dạy nghề cho người chấp hành án trong các cơ sở giam giữ, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng từng bước thực hiện việc xã hội hóa công tác thi hành án tại nhiều văn kiện, nghị quyết, chỉ thị.

Đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng định hướng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù trong thời gian tới, theo hướng tăng cường hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho người bị kết án phạt tù; bảo đảm sự tham gia của xã hội trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người bị kết án phạt tù.

Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Phạm nhân được liên lạc với người thân như thế nào?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Thi hành án Hình sự 2019, quy định:

Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân; được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Cùng với Điều 54, cụ thể:

1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần; mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại; và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.

Theo đó, một tháng phạm nhân ở trong tù sẽ được gửi 02 lá thư. Bức thư trước khi gửi phải được kiểm tra, kiểm duyệt bởi Giám thị trại giam; Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Phạm nhân nhận và gửi thư như thế nào?

Căn cứ quy định tại Thông tư Thông tư 182/2019/TT-BQP :

1. Phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định tại; khoản 3 Điều 52 và khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra; kiểm duyệt thư phạm nhân gửi và nhận; nếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý; giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.

2. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật; thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân; có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận, gửi thư; cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.

3. Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác; mà cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ phạm nhân; không giải quyết cho phạm nhân nhận, gửi thư; thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét thực hiện theo đề nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án; và thông báo cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.

Tại Điều 43 Luật thi hành án hình sự 2019 thì quy định như sau; Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thí điểm mô hình tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khó khăn trong việc tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là gì?

Hầu hết các trại giam đóng quân trên địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn, nhất là các trại giam khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích nhỏ, phân tán, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, rất khó khăn trong việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam.

Lợi ích của việc tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là gì?

Việc này còn tạo điều kiện phù hợp cho phạm nhân về tâm lý lao động, thái độ chấp hành cải tạo và tiếp thu kiến thức trong dạy nghề, truyền nghề, giúp phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm tội.

Việc tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam có ý nghĩa như thế nào?

Xây dựng Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý để thống nhất tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án phạt tù, công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian tới.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.