Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước

02/06/2022
Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước
624
Views

Trong các quan hệ lao động, chúng ta có thể ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có xác định thời hạn. Trong cơ quan nhà nước cũng vậy. Nhưng không hẳn ai cũng có những hiểu biết về các loại hợp đồng này cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước” qua bài viết sau nhé!

Quy định hợp đồng không xác định thời hạn

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Bộ luật Lao động , khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì, hợp đồng xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước
Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước

Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước

Nguyên tắc xếp lương với lao động hợp đồng

Điều 15 Bộ luật Lao động quy định, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Về nguyên tắc, thỏa thuận về tiền lương phải được hai bên thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về tiền lương.

Hiện nay, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; được tham gia, đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT, được nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định, được hưởng tiền thu nhập tăng thêm theo quy định và các chế độ chính sách khác như viên chức có cùng trình độ đào tạo hoặc, có chức danh nghề nghiệp đang cùng làm việc tại đơn vị.

Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư này thì, đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Tăng lương đối với cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước

Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:

a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;

b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;

c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan nhà nước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng không xác định thời hạn là gì? 

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng lao động không xác định là gì?

Ưu điểm: 
– NLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do để tìm công việc phù hợp khác.
– Không phải bồi thường hay mất một khoản phí nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do.
– Vẫn được nhận trợ cấp thôi việc dù nghỉ làm với bất kỳ nguyên nhân nào (đảm bảo thời gian thông báo chấm dứt hợp đồng trước 45 ngày)
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhược điểm là công nhân sẽ ở vào thế bị động trong quá trình làm việc vì có thể bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do.

Khi nào người lao động được ký hợp đồng không thời hạn?

– Sau thời gian 30 ngày từ khi hợp đồng xác định thời hạn hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp không ký mới sẽ được tự động chuyển sang hợp đồng không thời hạn.
– Mỗi doanh nghiệp chỉ được ký kết hợp đồng xác định thời hạn tối đa 2 lần với NLĐ. Sau đó, nếu vẫn tiếp tục làm việc, hai bên phải ký hợp đồng không xác định thời hạn

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.