Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?

27/05/2022
1246
Views

Em chào anh/chị, em muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần; nhưng bị mất tờ rời ghi quá trình đóng bảo hiểm ở công ty cũ thì có rút được không? Nếu không thì làm sao để xin lại tờ rời đó. Mong anh/chị giải đáp giúp em. Em cảm ơn anh/chị nhiều ạ.

Việc mấy sổ bảo hiểm xã hội trong quá trình chuyển công ty là không hề hiếm. Nhiều trường hợp sau khi nhận sổ từ công ty cũ không biết thất lạc ở đâu; một số trường hợp lại do công ty cũ làm mất. Tờ rời bảo hiểm xã hội ghi lại quá trình đóng bảo hiểm của người lao động. Vậy nếu mấy tờ rời bảo hiểm xã hội thì có rút được bảo hiểm xã hội 1 lần không? Thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội ghi lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Sổ bảo hiểm xã hội gồm: Bìa sổ và các trang tờ rời; được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội; để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bao hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Theo đó các tờ rời là bộ phận của bảo hiểm xã hội. Trên đó sẽ ghi lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người đóng. Đây chính là giấy tờ ghi lại nội dung chủ yếu của bảo hiểm xã hội; do đó nó vô cùng quan trọng đối với việc đóng, giải quyết các chế độ của người lao động.

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?

Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?
Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019; về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

“a) Trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

a1) Sổ Bảo hiểm xã hội.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB….”

Bên cạnh đó, khoản 2 điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Như vậy, pháp luật quy định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần; người hưởng phải nộp hồ sơ để được giải quyết. Trong đó bao gồm sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bìa sổ và tờ rời). Vì vậy trường hợp của bạn thì tờ rời bảo hiểm xã hội là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Do đó, nếu bạn đã mất tờ rời bạn sẽ không rút được tiền BHXH 1 lần. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện được việc này sau khi làm thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội.

Quy định về cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội

Trường hợp nào được cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; quy định về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Cấp lại sổ BHXH

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

Do đó với trường hợp của bạn bị mất tờ rời bảo hiểm xã hội; bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội.

Thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội

Hồ sơ xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Về thành phần hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; theo Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
  • Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Ngoài ra, căn cứ tại Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Do đó; để xin cấp lại tờ rời của sổ bảo hiểm đã bị mất bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động
  • Tờ khai theo mẫu TK1 – TS

Ngoài ra khi nộp bạn cần mang theo bìa sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ – BHXH năm 2017 quy định về phân cấp quản lý:

2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH

2.1. BHXH huyện

a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng Bảo hiểm xã hội, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN”.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty bạn tham gia bảo hiểm xã hội; hoặc nơi cuối cùng bạn tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có thẩm quyền cấp lại tờ rơi khi bạn bị mất. Bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan này để được cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm. 

Thời hạn cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; thời hạn cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm như sau:

2. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Vậy đối với trường hợp của bạn, thời hạn cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm sẽ tối đa là 10 ngày. Trong trường hợp đặc biệt thì tối đa không quá 45 ngày; nhưng phải có thông báo bằng văn bản.

Chi phí xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Khi tiến thực hiện thủ tục xin cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ không phải nộp bất kỳ một khoản chi phí nào đối với thủ tục hành chính này. Các khoản phí này sẽ được trích từ quỹ của bảo hiểm xã hội để bảo đảm thực hiện các trình tự thủ tục theo luật định.

Những trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13; người lao động được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH

Theo đó gồm các trường hợp sau:

+ Đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ;

+ Đủ 55 tuổi 03 tháng – 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 50 tuổi 04 tháng – 55 tuổi 04 tháng đối với nữ và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

+ Đủ 50 tuổi 03 tháng – 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 45 tuổi 04 tháng – 55 tuổi 04 tháng đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Bất cứ độ tuổi nào khi bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi 04 tháng mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Các trường hợp khác

– Ra nước ngoài để định cư.

– Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

– Sau 01 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Trong những trường hợp này, nếu có yêu cầu, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội 01 lần.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mất tờ rời bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu ghi chép lại quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, để làm cơ sở giải quyết cho các vấn đề liên quan sau này như tính toán tiền trợ cấp, xem xét điều kiện hưởng lương hưu,… Mỗi cá nhân sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, đó cũng chính là mã định danh đại diện cho cá nhân đó khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trường hợp nào được xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội?

Theo quy định của Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp:
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Do đó khi thuộc một trong các trường hợp trên bạn có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Đổi Căn cước công dân có cần chỉnh sửa thông tin BHXH?

Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Cơ quan BHXH sẽ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp bị mất, hỏng; Thay đổi số sổ, gộp sổ; Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc và quốc tịch đã ghi trên sổ BHXH.
Ngoài các trường hợp trên; nếu người tham gia BHXH có thay đổi các nội dung khác như: Số Chứng minh Nhân dân; ngày cấp; nơi cấp giấy Chứng minh Nhân dân; hộ khẩu thường trú thì điều chỉnh trên dữ liệu nhưng không phải cấp lại sổ BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.