Hợp đồng hợp tác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

11/08/2021
Hợp đồng hợp tác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
767
Views

Thông qua việc phân tích những điểm khác biệt giữa Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và BLDS năm 2015 về hợp đồng hợp tác; chúng ta nhận thấy một số điểm tiến bộ của BLDS năm 2015 về hợp đồng hợp tác. Trong phạm vi bài viết này, Luât sư 247 chỉ ra một số điểm hạn chế và hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng hợp tác.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp đồng hợp tác là gì?

    Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

     Theo quy định tại Điều 504 Bộ luật dân sự thì hợp đồng này phải được lập thành văn bản.

Nội dung của hợp đồng

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp, nếu có;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Tài sản chung của các thành viên 

  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp vốn mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên 

  • Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
  • Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
  • Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
  • Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự của các thành viên

     Các thành viên chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở gia đình mới nhất năm 2021

Rút khỏi hợp đồng hợp tác

– Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp:

  • Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
  • Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

– Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

– Việc rút khỏi hợp đồng không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Gia nhập hợp đồng hợp tác?

Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Chấm dứt hợp đồng hợp tác?

Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác;

b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

c) Mục đích hợp tác đã đạt được;

d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan.
Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận