Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không?

19/05/2022
Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không
741
Views

“Tôi bị mất một số giấy tờ tùy thân khi đi khám sức khỏe. Khi hỏi dùng sổ hộ khẩu thay thế được không thì người ta bảo không được. Trước nay tôi vẫn tưởng sổ hộ khẩu vẫn nằm trong giấy tờ tùy thân chứ nhỉ. Luật sư cho tôi hỏi giấy tờ tùy thân bao gồm những gì và sổ hộ khẩu có phải giấy tùy thân không?”

Xin chào bạn, những thắc mắc như: sổ hộ khẩu là gì, được dùng như thế nào và có phải giấy tờ tùy thân không? Để giải đáp những vấn đề này. Mời bạn xem tư vấn của Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 05/1999/NĐ-CP

Nghị định 136/2007/NĐ-CP

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không?

Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không
Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không

Sổ hộ khẩu là cơ sở pháp lý xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình; với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân; Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân; hay thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng; Bộ luật Lao động; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch… Nhưng không có loại giấy tờ nào khác được khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Như vậy, tới thời điểm hiện tại chỉ Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân; được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:

  • Hộ chiếu;
  • Chứng minh nhân dân;
  • Thẻ Căn cước công dân;
  • Giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên… Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không; hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ.

Vậy, sổ hộ khẩu không phải giấy tờ tùy thân.

Khám bệnh dùng sổ hộ khẩu thay giấy tờ tùy thân được không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”

Như vậy, khi đi khám, chữa bệnh thì người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Nếu chưa có ảnh thì cần xuất trình thêm với giấy tờ tùy thân có ảnh người đó.

Nếu bị mất giấy tờ tùy thân mà muốn đi khám bệnh theo bảo hiểm y tế. Bạn phải đi làm lại giấy tờ tùy thân chứ không được sử dụng sổ hộ khẩu để khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Sổ hộ khẩu không phải là một trong những giấy tờ tùy thân có ảnh.

Thời gian công chứng sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không
Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không

Căn cứ Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của bản sao:

  • Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng; thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ; được sử dụng để chứng thực, cụ thể:

  • Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm; bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
  • Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Do đó, bản sao sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực; hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của sổ hộ khẩu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục giải thể công ty hợp danh, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giaodịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những chức năng của sổ hộ khẩu là gì?

Xác định nơi cư trú;
Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất;
Làm các thủ tục hành chính và giấy tờ.

Sổ hộ khẩu có được cấp ngay khi đăng ký thường trú không?

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

Hộ khẩu thường trú được sử dụng khi xác minh giấy tờ tùy thân đúng không?

Theo quy định của pháp luật, khi cần làm chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ,.. hộ khẩu cần được lấy ra làm minh chứng để làm giấy tờ tùy thân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.