Chào Luật sư, hiện tại tôi có khó khăn về kinh tế. Công ty của tôi đang gặp khủng hoảng về tài chính. Tôi muốn lấy sổ đỏ thế chấp nhưng vợ tôi không đồng ý. Vợ tôi nói đây là tài sản ba mẹ cho chúng tôi nên nếu thua lỗ mất sạch thì không còn cách nào cứu vãn. Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý không? Thủ tục vay bằng sổ đỏ hiện nay được quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Vay là một trong những giao dịch dân sự được quy định trong pháp luật dân sự, với tên gọi pháp lý khái quát là hành vi vay tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Vay bằng sổ đỏ là một trong những hình thức vay tồn tại phổ biến lâu nay ở nước ta. Vậy, trường hợp vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Vay tiền bằng thế chấp là gì?
Vay thế chấp sổ đỏ là hình thức vay vốn bằng cách dùng sổ đỏ làm tài sản đảm bảo. Và trong khoảng thời gian vay, ngân hàng sẽ tạm giữ sổ đỏ của người vay. Nếu người vay không có khả năng chi trả khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi. Ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu nhà đất để thanh lý và trả nợ.
Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý không?
Vay tiền bằng sổ đỏ cần có vợ chồng cùng nhau chấp thuận khi quyền tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng. Căn cứ vào Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được hiểu khi quyền tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng; trừ trường hợp một trong hai người được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch khác bằng tài sản riêng.
Trường hợp là tài sản chung của hai vợ chồng theo nguyên tắc cấp Sổ đỏ quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì trong Sổ đỏ phải ghi tên của cả hai người. Trường hợp hai người thỏa thuận chỉ ghi tên một người thì sẽ ghi tên một người nhưng thực tế quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền chi phối của hai người. Và cả hai người đều có quyền và nghĩa vụ với mảnh đất này.
Như vậy, chẳng hạn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng mang sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền mà đó là tài sản chung thì cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Những nghĩa vụ phát sinh từ sự chấp thuận của hai vợ chồng ở việc thực hiện việc thế chấp trên sẽ là nghĩa vụ liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trường hợp nào vay bằng sổ đỏ không cần vợ chồng không cùng nhau chấp thuận
Ngược lại với trường hợp cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng cùng nhau chấp thuận ở trên. Trong trường hợp nào việc vay tiền bằng sổ đỏ có cần vợ chồng không cùng nhau chấp thuận không?
Quyền sử dụng đất được ghi nhận trong sổ đỏ là tài sản riêng cùa vợ hoặc chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 mà không có thỏa thuận nhập tài sản riêng này vào tài sản chung của hai người. Theo đó, trong trường hợp này thì tài sản riêng của vợ hoặc chồng mang đi thế chấp để vay tiền sẽ là quyền năng riêng biệt của người đó mà không phụ thuộc vào người còn lại. Kéo theo nghĩa vụ phát sinh khi thực hiện việc thế chấp sổ đỏ để vay tiền sẽ chỉ thuộc về người có quyền tài sản mà không phải nghĩa vụ liên đới của hai vợ chồng theo quy định tại Điều 27 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình
Căn cứ xác lập tài sản chung
Những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh trong thời kì hôn nhân: Để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cả hai sẽ cùng tạo ra tài sản. Nhóm tài sản được tạo ra từ thu nhập; hoạt động sản xuất kinh doanh là tài sản chính của bất kì cặp vợ chồng nào.
Ngoài ra; còn có các khoản thu nhập khác cũng được tính là sản chung của vợ chồng. Những khoản thu nhập khác không thuộc nhóm tài sản có được từ tiền lương, lợi ích vật chất kinh doanh, sản xuất.
Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. Đây là trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt của chủ sở hữu; hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quy định này vừa thể hiện rõ quyền tự định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình; vừa thể hiện quyền của vợ chồng trong việc quyết định phạm vi các tài sản thuộc sở hữu chung.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Vợ chồng bình đẳng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Việc thỏa thuận tài sản chung đều nhằm bảo đảm đời sống chung; mang lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của gia đình.
Vợ chồng bình đẳng trong đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung. Đăng kí quyền sở hữu với các loại tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, nhà ở; …của vợ chồng là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng.
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. Trong quan hệ tài sản chung của vợ chồng thì quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Tính tất yếu là phải có tiền bạc; tài sản để bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển; nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.
Chia tài sản chung của vợ chồng
Tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình; đã quy định việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân vợ chồng theo đó vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần; hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp theo luật định. Khi thỏa thuận phân chia tài sản chung thì cần lập thành văn bản, có công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình; khi ly hôn mà chế độ tài sản theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Và về nguyên tắc thì chia đôi nhưng có xét đến các yếu tố như công sức đóng góp; hoàn cảnh của gia đình;…
Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình; đã quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nếu một trong hai bên chết trước hoặc bị tòa tuyên là chết. Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi; phần tài sản của vợ, chồng chết sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế.
Mời bạn xem thêm
- Chơi tiền ảo bị lừa mất sạch vốn có đi kiện được không?
- Bị lừa đảo vay tiền bằng CMND online thì làm gì?
- Hành vi cướp tiền ảo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Xác nhận tình trạng hôn nhân thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; Đăng ký hộ kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao;hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị xem xét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
– Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.