Tiền ảo có phải lừa đảo không?

13/05/2022
Tiền ảo có phải lừa đảo không
479
Views

Chào Luật sư, Tôi thấy rằng ngày nay tiền ảo dần trở nên rất phổ biển. Các bạn bè, đồng nghiệp của tôi ai cũng đang đầu tư; kinh doanh ở lĩnh vực tiền ảo. Tuy nhiên bản thân tôi thì chưa dám đầu tư vào lĩnh vực này; do sợ nếu đầu tư, kinh doanh tiền ảo sẽ cấu thành tội lừa đảo. Thưa luật sư, đầu tư, kinh doanh tiền ảo có phải lừa đảo không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc này giúp tôi với ạ.

Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đầu tư, kinh doanh tiền ảo ngày nay không còn là một vấn đề quá xa lạ. Đã có không ít người đã chi mạnh tay vào lĩnh vực này và thu về một khoản lợi nhuận một cách kết xù. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó; nhiều người có ý đồ xấu đã lợi dụng đồng tiền ảo này đã thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Để trả lời cho câu hỏi về tiền ảo có phải lừa đảo không. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010;

Quyết định số 1255/QĐ-TTg;

Công văn số 11633/VPCP-KTTH;

Quyết định số 664/QĐ-BTC.

Tiền ảo là gì?

Theo Wikipedia, tiền ảo (hoặc tiền số) là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát (bởi Nhà nước) mà thường được kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo.

Trong văn bản gửi cơ quan báo chí vào ngày 27 tháng 02 năm 2014; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định các loại tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Thực trạng tiền ảo tại Việt Nam

Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014; trong văn bản gửi cơ quan báo chí; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành; cung ứng; sử dụng Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán; là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Chính vì thế mà thị trường tiền ảo Việt Nam sp với các nước khác trên thế giới gặp rất nhiều biến động có lúc phát triển đỉnh cao nhưng có lúc lại bị đẩy giá đến mức chạm đấy về con số không hoặc âm giá trị.

Hành trình của tiền ảo tại Việt Nam có thể tóm tắt như sau:

  • Bắt đầu những năm 2010, 2011: Tiền ảo lần đầu tiền được biết tại Việt Nam. Tuy nhiên tiền ảo vẫn chưa có mặt tại thị trường Việt Nam.
  • Năm 2013: Tiền ảo đã chính thức đến Việt Nam.
  • Giữa năm 2014: Thị trường tiền ảo Việt Nam bị sáo trộn nghiêm trọng. Vì những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp tại Việt Nam.
  • Năm 2017: Là thời điểm đánh dấu thị trường Bitcoin trên toàn thế giới bùng nổ; và tiền ảo đã quay trở lại Việt Nam hơn bao giờ hết. Người người nhà nhà đổ xô đầu tư tiền ảo Bitcoin. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tổ chức lừa đảo đã lợi dụng tiền ảo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Năm 2018 và 2019: Tuy lượt tìm kiếm không tăng vọt như trước; nhưng lượng tìm kiếm và đầu tư vào tiền ảo luôn được giữ ở mức ổn định.
  • Và năm 2020 đến nay: Là năm cột mốc đáng nhớ nhất. Trước ảnh hưởng của đại dịch, chẳng ai dám nghĩa đến một tương lai tốt đẹp cho đồng tiền điện tử. Thế nhưng mọi chuyện đã khác. Minh chứng cho điều đó, lượt tìm kiếm Bitcoin tăng vọt trong tháng 11 khi giá của nó chạm đỉnh khi rơi vào 1 Bitcoin 66.998 USD tức bằng khoảng 1 tỷ 540 triệu tiền Việt Nam.
  • Nhưng đến năm 2022: Bitcoin đã rớt giá một cách thảm hại và gần như mất trắng; khiến cho nhiều người đang phải suy nghĩ lại có nên đầu tiếp vào nó hay không.
Tiền ảo có phải lừa đảo không
Tiền ảo có phải lừa đảo không?

Tiền ảo có phải lừa đảo không?

Tiền ảo không xấu; việc bạn đầu tư, phát triển tiền ảo pháp luật Việt Nam không cấm. Lưu ý rằng Việt Nam chỉ cấm bạn việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo để làm phương tiện thanh toán mà thôi; còn nếu bạn khai thác hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi pháp luật Việt Nam không cấm; mà không cấm thì bạn có thể làm.

Tuy nhiên về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra cảnh báo với người dân rằng; việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin; (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân; và không được pháp luật bảo vệ.

Kể từ khi tiền ảo nói chung; và bitcoin nói riêng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam; đã có nhiều đối tượng xấu lợi dụng tiền ảo để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại; rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền; buôn bán ma túy; trốn thuế; giao dịch; thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công; đánh cắp; thay đổi dữ liệu; hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính; gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào. Do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.

Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?

Hiện tại, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.

Từ sự bùng nổ của tiền ảo như bitcoin; đã cho thấy tầm ảnh hưởng của tiền ảo to lớn tới mức nào trong thị trường, cũng cho ta thấy được người Việt ta đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về tiền ảo. Vì lý do sợ sẽ bỏ lỡ đi cơ hội “làm giàu”, mà nhiều người đã đổ xô đi tham gia; đầu tư vào những đồng tiền ảo đã hoặc chưa được lên sàn.

Theo quy định, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hóa. Tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP; về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong các quy định vừa nêu; Chúng ta không hề thấy phương thức thanh toán nào liên quan đến tiền ảo; Như vậy tiền ảo không được chấp thuận tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam sẽ không can thiệp vào việc các bạn khai thác hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi.

Tiền rất quan trọng ngày nay; những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Nhưng đi kèm với thời kì công nghệ số; chúng ta cần phải chú ý hơn với những quyết định của mình để tránh bị thiệt trong việc sử dụng đồng tiền tại Việt Nam.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Tiền ảo có phải lừa đảo không″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chơi tiền ảo bị lừa mất sạch vốn có đi kiện được không?

Bạn nên trình báo sự việc đến cơ quan có thẩm quyền để thụ lý giải quyết. Cụ thể là công an cấp quận, huyện nơi bạn đang sinh sống hoặc nơi xảy ra hành vi phạm tội.
Để cơ quan công an có căn cứ giải quyết, bạn cần viết đơn tố cáo với các nội dung chính gồm: thông tin người tố cáo, người bị tố cáo, tên app và tổ chức tạo ra app lừa đảo…; giải trình về nội dung tố cáo. Ngoài ra bạn nên gửi kèm các tài liệu liên quan thể hiện việc đã giao dịch chuyển tiền vào hệ thống để đầu tư tiền ảo thế nào…

Bị lừa đầu tư tiền ảo tố cáo như thế nào?

Bước 1: Thu thập bằng chứng chứng minh bị lừa đầu tư tiền ảo
Việc tố cáo lừa đảo cần phải có bằng chứng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đặc biệt khi bạn bị lừa đảo qua mạng thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi; biên lai chuyển tiền; và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại,…
Thông tin càng chi tiết; cụ thể thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.
Bước 2: Thủ tục khi trình báo khi bị lừa đầu tư tiền ảo
Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):
+ Đơn trình báo công an.
+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng).
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).
Bước 3: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết trường hợp bị lừa đầu tư tiền ảo
Thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm là 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận tin báo, tố giác.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Hành vi cướp tiền ảo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cấu thành của tội cướp tài sản quy định như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”
Mà tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự quy định như sau:
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Chính mà tiền ảo là một dạng vô định hình, không phải là tiền được công nhận tại Việt Nam; cũng không phải là vât.
Cho nên hành vi cướp tiền ảo không đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.