Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam như thế nào?

13/05/2022
Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam
1704
Views

Chào Luật sư, Hiện tôi đang trong quá trình tìm hiểu về tiền ảo; đặc biệt là tiền ảo tại Việt Nam. Tôi thấy rằng ngày nay, ở Việt Nam tiền ảo đang rất phát triển. Tuy nhiên có đôi lúc tôi lại thấy thị trường tiền ảo Việt Nam rất đang báo động; lên xuống thất thường. Luật sư có thể cung cấp cho tôi về thực trạng tiền ảo ở Việt Nam được không ạ. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo một khảo sát mới đây, Việt Nam xếp thứ hai trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ người nắm giữ tiền điện tử, tiền ảo nhiều nhất thế giới. Những năm gần đây, đầu tư tiền ảo bùng nổ tại một số quốc gia Châu Á. Tỉ lệ người dùng tiền điện tử tại Châu Á cao hơn nhiều so với Châu Âu hay Châu Mỹ. Sau Việt Nam là Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Philippines.

Để trả lời cho câu hỏi về thực trạng tiền ảo ở Việt Nam. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quyết định số 1255/QĐ-TTg;

Công văn số 11633/VPCP-KTTH;

Quyết định số 664/QĐ-BTC;

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010.

Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian gần đây là thời kỳ nở rộ hoạt động tiền ảo bất chấp hiện nay tiền ảo đang có dấu hiệu chững lại; và đi xuống. Thậm chí, tiền ảo đã góp phần xin ra các biến tướng theo mô hình kinh doanh đa cấp; gây ra những thiệt hại từ nhỏ đến những thiệt hại to lớn dành cho các nhà đầu tư cá nhân mong muốn đầu tư ít nhưng thu được lời to. Việc sụp đổ của sàn tiền ảo trong nước; như một mũi tên lữa thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nỗ lực; và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý; kiểm soát hoạt động đầu tư kinh doanh tiền ảo; tài sản ảo tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Tiền điện tử và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay

Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền ảo

Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông cáo báo chí về tiền ảo. Nội dung của Thông cáo tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo); không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính; mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

Thứ hai, khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại; rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền; buôn bán ma túy; trốn thuế; giao dịch; thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công; đánh cắp; thay đổi dữ liệu; hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính; gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào. Do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.

Thứ ba, việc sử dụng Bitcoin; (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận; và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin; (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ; hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Thứ tư, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin; (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân; và không được pháp luật bảo vệ.

Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014; sáng ngày 28/10/2017, trong văn bản gửi cơ quan báo chí; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành; cung ứng; sử dụng Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán; là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo

Trước những diễn biến khó lường; và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam; ngày 21 tháng 8 năm 2017; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý; xử lý đối với các loại tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo. Theo Quyết định này; việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:

  • Thể chế hóa đường lối; chính sách của Đảng; Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu; quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại; và sẽ diễn ra;
  • Góp phần bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế; ngăn chặn; và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro; lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo;
  • Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo để nhận diện; xây dựng; hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ; thống nhất, minh bạch, ổn định; và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.

Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu:

  • Nghiên cứu; nhận diện đầy đủ; chính xác bản chất của tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;
  • Rà soát; đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo; tiền điện tử; tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam; nhằm nhận diện; và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng; hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử; tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát; giảm thiểu các rủi ro này; nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo; và khởi nghiệp sáng tạo; đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin; thương mại điện tử;
  • Phân công trách nhiệm; lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra.

Như vậy, Quyết định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng; đặt nền móng cho việc nghiên cứu; và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết; cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo

Ngày 11/4/2018; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác.

Chỉ thị đã đề cập đến những rủi ro; và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thời gian vừa qua như: Người chơi tiền ảo dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền; tài trợ khủng bố; chuyển tiền bất hợp pháp; trốn thuế; lừa đảo…); hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO); đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp; có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội; và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.

Trên cơ sở những cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động liên quan đến tiền ảo; Chỉ thị đã yêu cầu các Bộ; ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro; hệ lụy cho xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền ảo

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin; và các loại tiền ảo tương tự khác. Ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch; hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát; xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Cuộc hành trình của đồng tiền ảo tại Việt Nam

Bắt đầu những năm 2010, 2011: Tiền ảo bắt đầu nhận được sự chú ý lần đầu tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó; tiền ảo vẫn chưa có mặt tại thị trường Việt Nam; mọi thứ chỉ dừng ở mức độ tìm kiếm thông thường qua báo chí; và Internet. Lúc này, cộng đồng người Việt chúng ta tỏ vẻ hoài nghi rất nhiều về đồng ảo được giới thiệu này.

Đến cuối năm 2013: Tiền ảo đã chính thức đến Việt Nam với tên gọi Bitcoin thông qua Bitcoin Vietnam và hợp tác với Bits of Gold; một công ty khởi nghiệp của Israel. Và từ đây Bitcoin bắt đầu phát triển tại Việt Nam; và phát triển mạnh mẽ đến cho đến ngày nay.

– Giữa năm 2014: Thị trường Việt Nam nói chung và Bitcoin nói riêng đã bị sáo trộn; vì những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp tại Việt Nam. Lúc này thị trường tiền ảo tại Việt Nam đi xuống và trầm lặng lại.

– Năm 2017: Là thời điểm đánh dấu thị trường Bitcoin trên toàn thế giới bùng nổ; thì nó lại quay trở lại Việt Nam 1 cách mạnh mẽ. Lượt tìm kiếm tăng vọt; tăng đến mức kỉ lục; và cao nhất mọt thời đại.

Tuy nhiên chính nhờ điều này mà các tổ chức lừa đảo đã lợi dụng nhằm lừa đảo để chuộc lợi cho bản thân. 1 lần nữa, Bitcion lại chịu cái nhìn dò xét từ cộng đồng Việt.

Nhưng không giống như các lần khác, những tính năng của cộng nghệ blockchain đã được khẳng trên thế giới. Những người yêu Bitcoin tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào sự phát triển của nó.

– Năm 2018 và 2019: Tuy lượt tìm kiếm không tăng vọt nhưng được giữ ở mức ổn định. Thể hiện 1 sự quan tâm có chiều sâu của người Việt, không còn những đợt thổi phồng và những lượt tìm kiếm theo xu hướng như năm 2017 nữa. Mọi thử ổn định trở lại và đang ngày càng khởi sắc.

Và năm 2020 đến nay: Là năm cột mốc đáng nhớ nhất. Trước ảnh hưởng của đại dịch, chẳng ai dám nghĩa đến một tương lai tốt đẹp cho đồng tiền điện tử vốn đang nhận được nhiều sự hoài nghi. Thế nhưng mọi chuyện đã khác, vực dậy sau khủng hoảng kinh tế hồi tháng 3, Bitcoin đã chứng minh mình là tài sản trú ẩn an toàn và là hàng rào chống lạm phát tốt. Minh chứng cho điều đó, lượt tìm kiếm Bitcoin tăng vọt trong tháng 11 khi giá của nó chạm các ngưỡng kháng cự quan trọng. Và hiện tại xu hướng tìm kiếm đang ngày càng cao hơn. Không còn là sự tò mò, cái mà người ta tìm kiếm chính là cách đầu tư Bitcoin.

Cũng theo Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, Việt Nam bất ngờ đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo với 21% người được hỏi cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo, đứng đầu trong danh sách là Nigeria – nền kinh tế lớn nhất châu Phi với 32%.

Nhưng đến năm 2022: Chưa bao giờ hết tiền ảo và đơn cử là Bitcoin đã rơi vào khủng hoảng sắp tiến đến chạm đáy; khiến nhiều nhà đầu tiên gần như mất trắng.

Tương lai của tiền điện tử ở Việt Nam

Khi bắt đầu bước sang năm 2021, nhiều người lo ngại về một “Bong bóng Bitcoin” sẽ bùng nổ. Tuy nhiên, trái ngược với bi quan, thị trường tiền điện tử lại liên tục đón nhận các tin hấp dẫn. Như việc paypal chấp nhận tiền điện tử, các quỹ lớn đầu tư và tích trữ Bitcoin, các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về tiền điện tử, …

Gần đây nhất vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, Tesla đã chính thức thông báo khách hàng của họ tại Mỹ có thể mua xe điện bằng tiền ảo Bitcoin. Tất cả đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung một sức hút phát triển không bao bị ngưng lại.

Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam
Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam

Những rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Trên thế giới, đã có nhiều vụ sập sàn tiền ảo lịch sử và để lại nhiều bài học sâu sắc cho các nhà đầu tư (NĐT) khi mà nguy cơ mất trắng số tiền đầu tư gần như khó tránh khỏi. Trong đó, nổi bật là các vụ sụp đổ, lừa đảo liên quan đến các sàn tiền ảo nổi tiếng như: Mt. Gox, Bitcoin Bitfinex, Coincheck, Thodex…

Tại Việt Nam, thời gian qua đã xuất hiện nhiều hoạt động giao dịch đồng tiền ảo. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, tình hình tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi, thậm chí nhiều vụ hoạt động theo mô hình kinh doanh đa cấp.

Năm 2016, tại tỉnh Gia Lai, mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “Ngân hàng cộng đồng Bitcoin” đã giúp một số đối tượng lừa đảo lợi dụng sự tin tưởng của người dân để chiếm đoạt trên 22 tỷ đồng.

Với mức lợi nhuận khá hấp dẫn lôi kéo hàng trăm người tham gia đầu tư, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình này “biến mất” để lại khoản nợ nần cho những NĐT nông nổi “trót” nướng tiền thật vào tiền ảo. Hay như tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 4/2018, hàng chục người tham gia vào mô hình đầu tư tiền ảo iFan, Pincoin đã kéo đến trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech tố cáo bị lừa đảo chiếm đoạt trên 15.000 tỷ đồng.

Tháng 7 năm 2020, Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng, mất tiền khi tham gia đầu tư vào hệ thống Winsbank, vì có dấu hiệu sử dụng tiền ảo làm phương tiện huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, thanh toán bất hợp pháp.

Để thu hút NĐT tham gia vào hệ thống, Winsbank đã “hứa hẹn” về tương lai của đồng tiền ảo Win và giá cổ phiếu ESR, đưa ra rất nhiều lợi ích kinh tế để đánh lừa người dân đầu tư tiền vào hệ thống Winsbank.

Theo cơ quan chức năng, hệ thống Winsbank là do một nhóm đối tượng tại Việt Nam tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam. Khi huy động được số tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ ngừng chi trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động được.

Năm 2021, với sự tăng giá đột biết của Bitcoin và một số đồng tiền ảo khác, các vụ đầu tư, kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo ngày càng nở rộ. Tháng 01/2021, cơ quan công an TP. Đà Nẵng đã phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo mới của các đối tượng tội phạm công nghệ cao.

Bị hại được hướng dẫn tải ứng dụng sàn Binance từ Google Play hoặc App Store để tạo tài khoản giao dịch, rồi đăng ký một tài khoản ngân hàng có liên kết với sàn Binance để chuyển tiền, mua tiền điện tử USD T trên sàn Binance.

Một vụ việc điển hình khác, tháng 4/2021, hàng trăm người tham gia đầu tư trên sàn giao dịch Coolcat tại Việt Nam – một dạng sàn giao dịch vàng, tiền ảo và USD được cam kết bảo hiểm 100% vốn cũng đang có nguy cơ trắng tay khi ứng dụng này không thể truy cập được.

Nhiều nhà đầu tư đã tin vào lời giới thiệu sàn được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Bahamas, kết nối dữ liệu quốc tế theo thời gian thực và kết quả giao dịch công khai và minh bạch. Tuy nhiên, đến nay, những người đại diện của sàn biến mất và sự sụp đổ của Coolcat vẫn nối dài danh sách các vụ lừa đảo tài chính theo mô hình đa cấp đã được cảnh báo nhiều lần.

Gần đây nhất, cơ quan báo chí lại thông tin nhiều NĐT tố cáo bị “sập bẫy” khi đầu tư “tiền ảo” do nhóm cư trú tại TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh và các đại lý cấp dưới điều hành, đứng ra kêu gọi, mua bán tiền ảo trên sàn giao dịch ngoại hối tại website: mastertradingmarkets.com.

Các NĐT đã mua tiền ảo hàng chục tỷ đồng của nhóm lừa đảo và đến nay website này bị sập khiến tiền của NĐT không mua bán, không rút ra được. Thống kê sơ bộ, tổng cộng hơn 40 NĐT tố cáo đã bị mất hàng chục tỷ đồng. Các nạn nhân đến từ nhiều tỉnh, thành như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Hà Nội, Bình Thuận, Phú Thọ, Đắk Nông, Cà Mau…

Tiền ảo có được phép đưa vào trong giao dịch dân sự không?

Trong giao dịch dân sự, tài sản là đối tượng chủ yếu được pháp luật dân sự điều chỉnh. Theo quan điểm của chúng tôi, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá, bởi lẽ:

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015:

Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng:

  • Vật: Là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn; lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế…
  • Tiền: Là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành; được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money).
  • Giấy tờ có giá; Là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ; hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ; trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái…
  • Quyền tài sản: Là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt…

Như vậy; đối chiếu với quy định trên; tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.

Về bản chất pháp lý của tiền ảo dưới góc độ pháp luật dân sự; cũng có quan điểm cho rằng, tiền ảo có thể coi là một loại quyền tài sản. Cụ thể:

 “Căn cứ vào những đặc trưng của tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung); có thể thấy đây đều là những “tài sản” không có đặc tính vật lý ; (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính); được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của BLDS năm 2015”.

TS. Phan Chí Hiếu – TS. Nguyễn Thanh Tú (chủ biên), Một số vấn đề pháp lý về tài sản mã hóa, tiền mã hóa, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2019.

Theo chúng tôi, quan điểm trên mới chỉ đưa ra nhận định “quyền đối với tài sản ảo” là “quyền tài sản”. Theo đó, chưa có một kết luận chính xác “tiền ảo hoặc tài sản ảo” là loại tài sản gì.

  • Ở đây, “tiền ảo” là đối tượng của quyền. Quan điểm trên nhận định chứ bản thân “tiền ảo” không phải là quyền.
  • Nếu kết luận tiền ảo là quyền tài sản; có lẽ cũng là một nhận định cần nghiên cứu thêm. Quyền luôn là xử sự được phép của chủ thể mang quyền được pháp luật công nhận, bảo vệ. Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình;
  • Hơn nữa, khi bị chiếm đoạt, chủ thể bị xâm phạm mong muốn đòi lại số tiền ảo đó.

Vì vậy, tiền ảo hiện nay không phải là một loại tài sản được công nhận. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản quy định; hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thực trạng tiền ảo ở Việt Nam″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao;hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đầu tư tiền ảo mất có đòi lại được không?

Hiện nay, theo quy định tiền ảo chưa được công nhận là một loại tiền, tài sản hay một loại phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam. Chính vì vậy khi đầu tư, mua, bán tiền ảo mà bị lừa mất thì rất khó có căn cứ để xử lý hành vi lừa đảo, chiếm đoạt này.
Bạn tham gia mua bán tiền ảo, nhưng tiền thật thì đã đi mà tiền ảo chưa thấy về thì bạn có thể đòi lại được tiền của mình nhé. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo mình có đầy đủ thông tin của người bán tiền ảo, người đã lừa lấy tiền thật của bạn.

Khi bị lừa tiền ảo cần làm gì?

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, hành vi lừa đảo tiền ảo trở nên ngày càng phổ biến với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:
– Đơn trình báo công an;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
– Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
– Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/  của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
– Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Thời gian xác minh tin tố giác lừa đảo khi đầu tư tiền ảo?

Theo quy định tại Điều 145 BLTTHS 2015 về thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.
Theo đó, thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận tin báo, tố giác. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Trước khi hết thời hạn nêu trên, Cơ quan điều tra phải ban hành một trong các quyết định:
Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.