Mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty và mẫu thông báo giải thể chi nhánh công ty được sử dụng theo luật mới nhất dùng trong việc giải thể chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Một trong những giấy tờ quan trọng để hoàn thiện hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh là quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh nhưng bạn vẫn chưa nắm rõ về nó. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Quyết định giải thể chi nhánh là gì?
Trong các văn bản quy phạm của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay không ghi nhận thuật ngữ “giải thể chi nhánh” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “chấm dứt hoạt động chi nhánh” là quá trình dẫn tới việc chấm dứt sự tồn tại (chấm dứt hoạt động) của một đơn vị phụ thuộc vào một pháp nhân thương mại, đây không phải là quá trình tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020:
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ đó có thể thấy Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, quyết định giải thể chi nhánh là văn bản ghi nhận các thông tin về doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp và lý do giải thể của chi nhánh nhằm hợp pháp hóa thủ tục giải thể chi nhánh do các chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Tải xuống và xem trước mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty.
Những việc cần làm khi quyết định giải thể chi nhánh công ty.
Khi xác định giải thể chi nhánh công ty thì nên tiến hành càng sớm càng tốt để tránh những vướng mắc phát sinh về thuế và pháp lý sau này. Để tìm hiểu rõ hơn về mẫu thông báo giải thể chi nhánh công ty những việc cần làm được thực hiện như sau:
1. Thông báo, Biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên về việc giải thể chi nhánh công ty.
2. Đóng cửa mã số thuế của chi nhánh tại chi cục thuế cấp huyện, quận.
3. Trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh + dấu và đăng ký mẫu dấu của chi nhánh cho cơ quan công an hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh.
Vì sao phải thông báo giải thể chi nhánh công ty?
Bên cạnh những thức mắc của doanh nghiệp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty, mở chi nhánh mới…. thì những thắc mắc về việc giải thể công ty cũng là một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Trong đó, vì sao phải có đơn xin giải thể chi nhánh công ty cũng là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp khá quan tâm. Vậy theo các bạn vì sao?
Có thể lý giải đơn giản như thế này. Việc làm đơn xin giải thể chi nhánh công ty cũng như việc bạn làm đơn xin nghỉ làm, đơn xin nghỉ học hay đơn xin ra khỏi Đảng…. Với mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết rằng bạn muốn được nghỉ làm, rút ra khỏi tổ chức, dừng hoạt động trong một lĩnh vực nào đó…. Như vậy muốn giải thể công ty dù là công ty nào hay chi nhánh thì việc trước tiên cần phải làm là phải có đơn xin giải thể. Đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH hay là đơn xin giải thể của chi nhánh Công ty Cổ phần…. thì cũng đều có mục đích sử dụng giống nhau. Đó là đều nhằm thông báo và trình bày lý do vì sao muốn giải thể để được cơ quan quản lý chấp thuận việc giải thể.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu đơn xin giải thể chi nhánh công ty, hay là đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH… rất quan trọng trong việc thiết lập hồ sơ xin giải thể của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao nhất định các bạn phải có đơn xin giải thể này trong hồ sơ giải thể của mình. Và nếu không có đơn xin giải thể, đồng nghĩa với việc hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu và không đúng với quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Tại sao phải theo đạo khi kết hôn?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Phạm tội ngoại tình có được tha thứ không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty mới”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Khi chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan tại công ty như: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước…
Giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi có quyết định của chủ sở hữu Công ty hoặc của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp hoàn thành mọi nghĩa vụ tài sản và thanh toán hết các khoản nợ.
Doanh nghiệp đó không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan trọng tài hoặc Tòa án.
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài