Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân

04/05/2022
Căn cứ pháp lý Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
1183
Views

Xã hội ngày càng phát triển, quyền con người cũng ngày càng được đề cao đặc biệt là quyền của phụ nữ trong quan hệ vợ chồng. Nếu như ngày xưa người vợ không được xem trọng trong gia đình, thậm chí nếu không đẻ được con trai còn bị dè bỉu. Hiện nay cùng với sự ngày càng hoàn thiện của pháp luật, đặc biệt là luật hôn nhân và gia đình. Quyền của người phụ nữ ngày càng được đề cao, hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân.

Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu về nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng qua bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân

Hiến pháp quy định; mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; là một trong những nguyên tắc cơ bản; của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

Bình đẳng là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ; ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử; và được thụ hưởng ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình; cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt; chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Trong hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc; nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.”       

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân

Trên cơ sở đó vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau; trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vợ chồng; tạo điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đảm bảo cho quan hệ vợ chồng duy trì mối quan hệ tốt nhất.

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng

Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

Vợ chồng bình đẳng là nguyên tắc cơ bản được quy định tại điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

…”

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ:

Điều 17 quy định: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Thứ hai, Vợ chồng bình đẳng nhau về sử dụng, định đoạt tài sản chung:

Điều 29 quy định: Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân

Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ tài sản

Bình đẳng trong tài sản được thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. 

Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

Quy định này vừa để cho vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất; tạo thu nhập phát triển đời sống gia đình; và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng. Điều này cũng là nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình xây dựng kinh tế gia đình.

Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng con cái

Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định trên vợ chồng đều có quyền ngang nhau và như nhau về việc nuôi dạy con cái. Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái; giúp cho thế hệ sau có điều kiện phát triển tốt, góp phần củng cố gia đình và xây dựng đất nước phát triển.

Thông tin thêm cho bạn đọc

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong chế độ hôn nhân”.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu, giấy tờ hành chính, công chứng giấy tờ,… của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102

Câu hỏi liên quan

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng?

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Chồng không sống chung với vợ có được không?

Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.