Tại sao phải quy định hôn nhân một vợ một chồng?

04/05/2022
2052
Views

Hiện nay, chế độ một vợ một chồng được xem là nguyên tắc quan trọng trong pháp luật về hôn nhân gia đình trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Luật hôn nhân gia đình đề cập đến vấn đề hôn nhân một vợ một chồng đầu tiên trong nội dung viết về Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và xem chế độ này là một tư tưởng tiến bộ. Thông qua bài viết dưới đây, Luật sư 247 xin cung cấp tới quý khách hàng câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải quy định hôn nhân một vợ một chồng?”

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015

Hôn nhân một vợ một chồng là gì?

Hôn nhân một vợ một chồng là trong thời kỳ hôn nhân, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, người đã kết hôn không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Quy định về hôn nhân một vợ một chồng

Khoản 1 Điều 2 luật hôn nhân gia đình 2014 ghi nhận:

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình.

Tại sao phải quy định hôn nhân một vợ một chồng?

Trên cơ sở sinh học

Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1. Xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học, giúp hạn chế sự mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành.

Trên cơ sở xã hội

Sự lạc hậu của chế độ đa thê

Đặc thù của tình yêu so với các loại tình cảm khác như tình bạn bè, tình đồng nghiệp… là tình yêu mang tính sở hữu và không thể chia sẻ. Do đó, một người chồng không thể cùng một lúc giành tình cảm cho nhiều người vợ. Điều này về lâu dài sẽ gây ra thiệt thòi cho người phụ nữ và làm phát sinh mâu thuẫn.

Một người chồng có nhiều vợ cũng là nguyên nhân dẫn tới dân số tăng nhanh. Trong khi nhà nước đang nỗ lực kiểm soát gia tăng dân số. Ngay từ năm 1961, Hội đồng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 216/CP về việc “sinh đẻ có hướng dẫn”.

Những người có khả năng lấy nhiều vợ thường là quan lại, địa chủ, phú hào. Việc duy trì chế độ đa thê làm giảm khả năng lấy vợ của người không có tài sản.

Đây là chế độ lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều bất ổn cho xã hội.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là một tư tưởng tiến bộ

Hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng; xóa bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây đau khổ cho phụ nữ.
Bản chất hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ một chồng. Việc đặt ra quy định về chế độ một vợ một chồng nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ giữa vợ chồng trong cuộc hôn nhân, đảm bảo tình yêu giữa họ thực sự bền vững; duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng là điều quan trọng là cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài, bền vững và thực sự hạnh phúc.

Đảm bảo hôn nhân một vợ một chồng

Tại sao phải quy định hôn nhân một vợ một chồng?

Căn cứ Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014:

2. Cấm các hành vi sau đây:

c, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Như vậy, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt. Hành vi này sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Trách nhiệm hình sự

Căn cứ tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:…

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tại sao phải quy định hôn nhân một vợ một chồng?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; mẫu đơn xin giải thể công ty, tạm ngừng kinh doanh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2014, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình gồm:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam vào khi nào?

Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã xóa bỏ chế độ đa thê và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tại Luật hôn nhân và gia đình 1959.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.