Hiện nay; rất nhiều người vẫn lầm tưởng về việc vợ chồng muốn ly hôn thì cả 2 phải đến tòa; nếu 1 người ở nước ngoài thì không thể thực hiện điều đó. Thực chất; pháp luật Việt Nam cho phép và có các quy định để giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài một bên không về được Việt Nam; ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài. Tuy nhiên; khác với thủ tục ly hôn khi 1 bên ở nước ngoài kéo dài hơn; có phần phức tạp hơn;… Sau đây; Luật sư X xin giới thiệu phần không thể thiếu đó chính là Mẫu đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài mới nhất. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ly hôn một bên đang ở nước ngoài được hiểu như thế nào?
Ly hôn là thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng; kèm theo đó là giải quyết vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con; phân chia tài sản chung, nợ chung vợ chồng.
Ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài cũng được áp dụng theo nội dung trên và có thể phân chia được thành hai trường trường hợp sau:
- Ly hôn thuận tình khi một bên ở nước ngoài: Đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài mà hai vợ chồng đã tự thống nhất được vấn đề ly hôn; quyền nuôi con, tài sản chung vợ chồng.
- Ly hôn đơn phương khi một bên ở nước ngoài: Đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài mà hai vợ chồng chưa tự thỏa thuận được về toàn bộ vấn đề ly hôn; quyền nuôi con, phân chia tài sản chung. Trong đó; các bên có tranh chấp về ít nhất một trong ba vấn đề nêu trên; ví dụ: Ly hôn một bên không chấp thuận hoặc chấp thuận ly hôn những cả hai đều muốn giành quyền nuôi con,…
Hướng dẫn viết mẫu đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài
Khi làm đơn ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài cần chú ý một số nội dung sau:
Đảm bảo đầy đủ thông tin Tòa án và các bên liên quan
Ghi rõ ràng Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Đối với phần thông tin các bên bạn cần ghi đầy đủ thông tin của người khởi kiện và người bị kiện đối với đơn ly đơn phương. Thông tin của những những người yêu cầu đối với ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài vắng mặt một bên. Đối với các trường hợp có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng sẽ cần thêm thông tin của những người này. Các thông tin gồm: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ cư trú. Đây sẽ là một phần để Tòa án xác định thẩm quyền thụ lý hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài một bên không về được Việt Nam; đồng thời tống đạt văn bản tố tụng cho các bên liên quan.
Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết
- Về quan hệ hôn nhân: Trình bày thời điểm kết hôn, địa điểm đăng ký kết hôn. Nêu rõ quá trình chung sống và bắt đầu mâu thuẫn của hai bên; nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến quyết định ly hôn ly hôn khi đang ở nước ngoài. Yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn với chồng đang ở nước ngoài/ly hôn khi vợ đang ở nước ngoài.
- Về quyền nuôi con: Trình bày rõ vợ chồng có mấy con chung; ngày tháng năm sinh của các con. Thỏa thuận của vợ chồng hoặc yêu cầu của người làm đơn về quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con.
- Về tài sản chung; nợ chung: Trường hợp tự giải quyết riêng thì ghi không yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có yêu cầu giải quyết về tài sản; nợ thì ghi rõ tài sản chung, nợ chung gồm những gì? Nêu rõ thỏa thuận của vợ chồng hoặc yêu cầu của người làm đơn.
Tài liệu chứng cứ kèm theo
Bạn cần ghi rõ những tài liệu chứng cứ nào bạn nộp kèm theo đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài một bên không về được Việt Nam: Số lượng tài liệu; loại giấy tờ (bản chính, bản sao, bản trích lục,…).
Tải xuống mẫu đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này!
Tải xuống mẫu đơn ly hôn đơn phương khi một bên ở nước ngoài
Tải xuống mẫu đơn ly hôn thuận tình khi một bên ở nước ngoài
Thủ tục ly hôn khi một bên ở nước ngoài
Bước 1: Người khởi kiện ly hôn/yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn viết đơn khởi kiện ly hôn/Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và gửi bộ hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết, bao gồm:
- Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Tòa án nhân dân cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện, Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 2: Tòa án kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí trong thời hạn 7-15 ngày.
Bước 3: Tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục giải quyết vụ việc tố tụng dân sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Mẫu đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài mới nhất“. Nếu bạn không tự tin có thể soạn được đơn ly hôn đúng chuẩn; đầy đủ nội dung để tiếp nhận và giải quyết ly hôn cho bạn; thì có thể liên hệ tới Luật sư hôn nhân gia đình để sử dụng dịch vụ soạn đơn.
Ngoài ra; để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp thuận tình ly hôn gồm có các giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, CMND (bản sao);
– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con)
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có).
Trường hợp đơn phương ly hôn gồm có:
– Đơn khởi kiện ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu mất bản chính.
– Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu bản sao có chứng thực;
– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);
– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản liên quan;
– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).
Về thẩm quyền giải quyết ly hôn khi một bên ở nước ngoài: Đối với trường hợp ly hôn thuận tình Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa cấp tỉnh nơi một trong hai bên cư trú. Theo quy định của Điều 11 Luật cư trú năm 2020:
“Điều 11. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này”.