Tôi và chồng cũ của tôi vừa tiến hành xong thủ tục ly hôn, tôi là người nuôi con. Anh ấy tuy có công việc ổn định nhưng lại thường xuyên uống rượu, bia, những lúc say lại kiếm chuyện để gây sự. Vì vậy, sau khi ly hôn, tôi đã yêu cầu chồng cũ chỉ được gặp con 1 tuần/1 lần để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con, chồng tôi không đồng ý. Vậy cho tôi hỏi, yêu cầu đó của tôi có phù hợp với quy định của pháp luật không? Hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Quyền thăm con sau khi ly hôn
Khi giải quyết ly hôn; vợ/chồng có thể tự thỏa về người trực tiếp nuôi con; cũng có thể do Tòa án giao con cho một bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc.
Trên cơ sở tôn trọng quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Được thăm nom con mà không bị ai cản trở.
Như vậy; sau khi con được giao cho vợ trực tiếp nuôi dưỡng; chăm sóc; thì chồng vẫn có quyền được thăm năm; hỗ trợ chăm sóc.
Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền của người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng vẫn được thăm nom, gần gũi con.
Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con của chồng sau khi ly hôn
Như đã biết thì; sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, có những trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp này bao gồm:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Như vậy, trong một số trường hợp thì có thể hạn chế quyền thằm nuôi con của chồng. Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn có được không?
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ; quyền của cha; mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha; mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy có thể thấy, về việc thăm nuôi con sau khi ly hôn, khoản 3 Điều 82 Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định quyền của người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở và không hạn chế số lần thăm nom.
Tuy nhiên, trong trường hợp có căn cứ cho rằng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.
Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
Các bên không được lạm dụng việc được Tòa án tuyên bố cho phép được nuôi con để cản trở quyền của người không được nuôi con. Ngược lại, người không được nuôi con cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và cũng không được phép làm trái với quyết định của Tòa án hoặc thỏa thuận tại Tòa án về việc nuôi con.
Trường hợp này; người chồng tự ý về đón con đi và đòi nuôi con là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh; trật tự; an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức phạt từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng và sẽ bị buộc phải chấm dứt hành động vi phạm đó.
Nếu như người chồng tự ý đón con về và có hành vi giành quyền nuôi con trái phép thì bạn có thể làm đơn đến cơ quan thi hành án đề nghị việc thi hành án theo yêu cầu; buộc người chồng phải chấp hành theo Bản án hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai người; giao con cho bạn chăm sóc, nuôi dưỡng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn có được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
– Cha, mẹ có thỏa thuận.
– Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc; có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành; vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 VNĐ.
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì áp dụng theo mức thu khác nhau được quy định tại danh mục án phí ban hành kèm theo quyết định số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016