Nhu cầu về mua đất nông nghiệp hiện nay đang được diễn ra vô cùng sôi nổi; và ngày càng phổ biến. Đất nông nghiệp là loại đất chỉ được phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp; cho nên việc mua đất sẽ cần phải qua nhiều thủ tục khác nhau. Quá trình liên quan đến việc mua, bán đất là việc vô cùng quan trọng; và sẽ cần phải được diễn ra một cách minh bạch. Mua đất và việc vô cùng quan trọng; và điều này cần phải đảm bảo đầy đủ về các giấy tờ đi kèm. Vậy việc “mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ” diễn ra như thế nào?. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ?
Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ; là việc mua không có chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo. Đây là việc không đúng theo quy định của luật mua bán đất nông nghiệp. Theo như những quy định chung liên quan đến luật mua bán đất nông nghiệp; thì việc này sẽ cần phải tuân thủ theo đúng quy định; là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm.
Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?
Việc mua bán đất phải đáp ứng đủ các điều kiện; được quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013.
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây; a) Có Giấy chứng nhận; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Tuy nhiên việc mua bán đất nông nghiệp; thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 168 Luật đất đai 2013:
– Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
Như vậy trường hợp đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vẫn được quyền bán đất khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; hoặc cho thuê đất đất mà; không bắt buộc phải có sổ đỏ.
Mua đất không có sổ đỏ cần giấy tờ gì?
Bước 1: Hai bên thoả thuận và lập hợp đồng kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nhưng vì không có Sổ đỏ nên một số trường hợp, hợp đồng sẽ không được công chứng. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đầy đủ các điều kiện; và thuộc trường hợp được công nhận việc chuyển nhượng; thì bạn vẫn có thể mang hồ sơ, hợp đồng đi công chứng
Bước 2: Mỗi bên chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
– Hợp đồng quyết định giao đất, cho thuê đất nông nghiệp có công chứng;
– Di chúc thừa kế hoặc biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế; mà có sự chứng kiến của cả người chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; các thành viên khác trong gia đình;
– Các giấy tờ có thể chứng minh quyền sử dụng đất; theo quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai 2013;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký xác nhận của hai bên;
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ này về văn Phòng Tài nguyên và môi trường; để được thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; cho bên được chuyển nhượng theo đúng trình tự, thủ tục dựa trên quy định của pháp luật.
Một số trường hợp được phép chuyển nhượng đất khi chưa có sổ đỏ
Theo quy định của pháp luật tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; khi chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có Sổ đỏ; thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trong trường hợp người được thừa kế trong di chúc; là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư sinh sống tại nước ngoài; và những người mà không thuộc diện theo quy định của pháp luật được phép mua nhà ở tại Việt Nam; thì những người này sẽ được chuyển quyền sử dụng đất dù không được đứng tên.
– Sau thời điểm 15/10/1993 theo Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐTP; thì các trường hợp chuyển nhượng nhà ở; mà không có Sổ đỏ vẫn được cho phép bao gồm; Trường hợp chuyển nhượng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tại thời điểm chuyển nhượng nhưng được cấp các loại giấy tờ chứng minh được; việc sử dụng đất của bên bán là hợp pháp theo Khoản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai 2013
– Sau khi kí kết hợp đồng, bên mua đã thay đổi kết cấu nhà; thực hiện các hoạt động khác ngoài mục đích cư trú; mà vẫn không bị bên chuyển nhượng phản đối hay không bị xử lý vi phạm hành chính; thì sẽ được Toà án công nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Người dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; nếu không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất hoặc cho thuê đất; thì không bắt buộc phải có Sổ đỏ. Nếu người sử dụng đất do thừa kế sau khi chuyển nhượng có nhu cầu cấp Sổ đỏ; thì phải đạt những điều kiện nhất định để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; sổ xác nhân tình trạng hôn nhân ; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quên mang giấy khai sinh khi đi máy bay
- Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì?
- Giấy thông hành covid là gì
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận.
– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là UBND cấp huyện) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Cách 2: Không nộp hồ sơ tại UBND cấp xã
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; nơi chưa tổ chức Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh; nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.