Quyết định kết nạp thành viên vào công đoàn là một trong những giấy tờ quan trọng trong thủ tục kết nạp đoàn viên của công đoàn. Thế nhưng, nhiều khách hàng còn có nhiều thắc mắc về những thông tin liên quan đến thủ tục kết nạp đoàn viên công đoàn, quy định kết nạp đoàn viên công đoàn, mẫu quyết định kết nạp quân đoàn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để có được sự tư vấn cụ thể.
Nội dung tư vấn
Quy định kết nạp đoàn viên công đoàn
Quy trình thủ tục kết nạp đoàn viên công đoàn được diễn ra theo lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để xin gia nhập công đoàn
Cụ thể là soạn thảo đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam có kèm chữ ký điện tử hoặc chữ ký bằng tay – nếu là cá nhân
Đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể, trong đó có đầy đủ toàn bộ chữ ký của những người lao động ghi nhận trong danh sách xin gia nhập công đoàn – nếu là tập thể.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ thể nộp hồ sơ lên ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Bước 3: Ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận được giấy tờ của cá nhân đó và tiến hành họp để thống nhất đồng thời ra quyết định về việc kết nạp đoàn viên
Bước 4: Thực hiện tổ chức lễ kết nạp đoàn viên
Trong giai đoạn này được chia ra các bước cụ thể:
Tuyên bố lý do tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và giới thiệu về các đại biểu
Đoàn viên đã nộp đơn xin gia nhập công đoàn đọc nội dung đơn xin gia nhập đoàn viên (dưới 5 đoàn viên được kết nạp thì từng lần lượt đoàn viên đó đọc nội dung/ trên 5 đoàn viên được kết nạp thì cử đại diện thay mặt đọc nội dung đó)
Ban chấp hành công đoàn cơ sở đọc nội dung của quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn sau đó trao quyết định cho đoàn viên
Ban chấp hành công đoàn cơ sở giao các nhiệm vụ cần hoàn thành cho đoàn viên
Đoàn viên đọc và phát biểu về nhiệm vụ được giao
Bước 5: Hoàn thành làm thẻ đoàn viên công đoàn
Kết thúc lễ kết nạp đoàn viên
Đây là một trong những bước cần thiết và không thể thiếu sau khi đoàn viên nhận được quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn, trong đó đoàn viên cần nộp thêm ảnh chụp chân dung 2x3cm.
Sau khi ban chấp hành công đoàn cơ sở tập hợp ảnh từ các đoàn viên sẽ gử về Liên đoàn lao động để đề nghị làm thẻ cho đoàn viên mới.
Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn mới nhất
– Tiêu đề của quyết định này là quyết định về việc kết nạp đoàn viên công đoàn
– Tại điểm thuộc ban thường vụ liên đoàn lao động nào?
– Căn cứ từ đâu mà ra quyết định về việc kết nạp đoàn viên công đoàn?- ghi rõ quy định, đơn của chủ thể xin được gia nhập, biên bản họp
– Nội dung của quyết định
+ Kết nạp những cá nhân nào? ở bộ phận nào? Hiện thuộc công đoàn nào?
+ Họ tên của những cá nhân đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành đoàn viên của công đoàn.
+ Các quyền và nhiệm vụ cần được thực hiện đúng quy định trong điều lệ của công đoàn Việt Nam
+ Những bộ phận, cá nhân nào phải chịu sự thi hành theo quyết định này?
– Nơi nhận: Ghi rõ liên đoàn lao động nào?, bộ phận, cá nhân nào chịu trách nhiệm để có thể thi hành quyết định
– Ký và ghi rõ họ và tên kèm đóng dấu của chủ thể thay mặt ban chấp hành công đoàn.
Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG…ĐOÀN…………………… | CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:……….. | Địa danh, ngày… tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Kết nạp đoàn viên công đoàn
BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG…………
Căn cứ tại khoản 1 điều 2 của điều lệ Công đoàn Việt Nam
Xét đơn xin để xin gia nhập vào tổ chức của công đoàn Việt Nam của:……….
Căn cứ trong biên bản của Ban Chấp hành Công đoàn ………..ngày ………..tháng……năm …..về việc xét đơn xin gia nhập công đoàn của:……..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kết nạp (anh/chị)………………… là người lao động đang hiện là nhân viên làm việc tại bộ phận…………. thuộc công đoàn …………và tổ chức của công đoàn Việt Nam
Điều 2: Anh/ chị ………….có đầy đủ hoàn toàn quyền và nhiệm vụ được quy định tại điều 3 và điều 4 trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Điều 3: Ban chấp hành công đoàn ……………….. cùng …………………… chịu trách nhiệm để thi hành quyết định này.
Nơi nhận:– Liên đoàn lao động……….– Như điều 3– Lưu | TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Quy định kết nạp đoàn viên công đoàn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội quy định về định nghĩa công đoàn:
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Căn cứ vào Điều 10 Luật công đoàn năm 2012 quy định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động:
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”.