Nhiều người thường suy nghĩ những thứ có giá trị hiện vật thì đều là tài sản do đó họ thắc mắc liệu rằng vé số cũng là một loại giấy tờ có giá trị. Vậy thì vé số có phải là giấy tờ có giá không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được tư vấn cụ thể nhất.
Nội dung tư vấn
Vé số có phải là giấy tờ có giá không?
Theo quy định tại điều 105 BLDS 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, BLDS 2015 định nghĩa tài sản bằng cách liệt kê chứ không phải nêu ra đặc điểm của từ ngữ => Chỉ những gì được liệt kê trong danh sách trên thì mới là tài sản
Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai được quy định tại điều 108 BLDS, cụ thể:
- Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
- Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
– Tài sản chưa hình thành;
– Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Cụ thể về các dạng tài sản hình thành trong tương lai được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP gồm:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất
Giấy tờ có giá là một loại tài sản. Vì vậy nó có thể được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố,… trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này, dẫn đến nhiều người nhầm lẫn khi xác định các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch.
Tuy nhiên, những giấy tờ trên không thể được coi là giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật vì Công văn 141/TANDTC-KHXX đã giải thích giấy tờ có giá chỉ bao gồm các loại sau:
– Các loại trái phiếu do Nhà nước, công ty phát hành, kỳ phiếu và cổ phiếu
– Các loại hồi phiếu đòi nợ, hồi phiếu nhận nợ, Séc, các công cụ chuyển nhượng khác như loại giấy tờ có giá ghi nhận nội dung lệnh thanh toán hoặc bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian xác định.
– Trái phiếu, công phiếu, hồi phiếu…
– Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phiếu, mua trái phiếu, quyền chọn mua/bán, hợp đồng góp vốn và các loai giấy tờ khác theo quy định tại Luật chứng khoán 2006
Hiện nay các loại giấy tờ có giá được pháp luật Việt Nam công nhận đều đã được quy định chi tiết trong nội dung của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Tất cả các loại giấy từ khác không được quy định trong luật thì không phải là giấy tờ có giá.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP như sau:
Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trị giá được thành tiền
- Được phép giao dịch
- Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”
Do đó, vé số không phải giấy tờ có giá
Vé số có phải là tài sản không?
Do Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, do vậy mà nhiều người đã không xác định được và lầm tưởng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, đăng ký ô tô…là giấy tờ có giá và có thể sử dụng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.
Tuy nhiên các loại giấy tờ này không thuộc loại giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ nên không được coi là giấy tờ có giá.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay đăng ký xe máy, ô tô… Chỉ được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đấy.
Theo phân tích tại mục 2 bài này thì vé số không nằm trong danh sách những thứ được liệt kê là tài sản
Do đó vé số không phải là tài sản
Tuy nhiên khi tờ vé số trúng giải, chuyển đổi được thành tiền nên lúc này nó được xác định là giấy tờ có giá và là loại tài sản có giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Vé số có phải là giấy tờ có giá không. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty tnhh 1 thành viên, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:
‘’ 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’
Kết luận: Sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.
Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau:
(1) Trị giá được thành tiền;
(2) Được phép giao dịch;
(3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
Vì vậy, tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá”.