Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự theo quy định

13/04/2022
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
1395
Views

Như những ngành luật độc lập khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật dân sự cũng có những khái niệm riêng, hệ thống các nguyên tắc đặc thù, phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng biệt. Vậy đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là gì? Hãy cùng Luatsu247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Luật dân sự là môt ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh cách ứng xử của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Về cấu trúc Luật dân sự gồm có 2 nhóm quy định: Quy định chung (quy định hầu hết các vấn đề dân sự hiện nay) như chủ thể, đại diện, tài sản, giao dịch dân sự, thời hạn, thời hiệu, … và các quy định cụ thể (quy định chi tiết cho từng vấn đề trong xã hội) như quyền đối với tài sản, hợp đồng, BTTHNHĐ, thừa kế, …

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những vấn đề trong xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là những vấn đề trong xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 ta biết được rằng, đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự gồm các đối tượng sau:

Thứ nhất: Là các quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về các ứng xử của các cá nhân, pháp nhân.

Thứ hai: Là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự (tức quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản).

Quan hệ nhân thân: Là quan hệ gắn liền với các yếu tố nhân thân của một chủ thể (như hợp đồng khai thác, sử dụng hình ảnh của ca sĩ A) hay quan hệ gắn liền với các yếu tố nhân thân của hai chủ thể trở lên (như quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em, …). Quan hệ nhân thân không thể được tính toán bằng tiền nên không có thể chuyển giao có chủ thể khác được.

Ví dụ: Một số quan hệ nhân thân

  • Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tín).
  • Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).

Quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa các chủ thể có sự liên quan về tài sản, Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Việc hình thành quan hệ tài sản này phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế không phải các quan hệ nào liên quan đến tài sản thì đều là quan hệ tài sản, ví dụ A cướp sợi dây chuyền của B, lúc này cũng xuất hiện quan hệ tài sản giữa A và B tuy nhiên quan hệ tài sản này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự mà là Luật hình sự. Quan hệ tài sản có thể tính toán được bằng tiền nên có thể chuyển giao cho một chủ thể trong xã hội.

Ví dụ: Một số quan hệ tài sản:

  • Quan hệ về sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ).
  • Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Quan hệ về thừa kế.
  • Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất.
  • Quan hệ về bồi thường thiệt hại.
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự theo quy định
Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự theo quy định

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự khác gì so với các luật khác

Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự có sự khác biệt so với các ngành luật khác.

Ví dụ:

Luật tố tụng dân sự: Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là các quan hệ giữa Toà án; Viện kiểm sát; cơ quan thi hành án dân sự; đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch; người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.

Luật hình sự: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra.

Luật tố tụng hình sự: Đối tượng chính của Luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Luật Lao động: Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động gồm có:

– Quan hệ lao động cá nhân

– Quan hệ lao động mang tính tập thể

– Các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

  • Quan hệ xã hội việc làm học nghề.
  • Quan hệ xã hội về BTTH.
  • Quan hệ xã hội BH xã hội.
  • Quan hệ xã hội cho thi hành lao đông.
  • Quan hệ xã hội về giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
  • Quan hệ xã hội quản lý NN về lao động.

Luật hàng hải: Đối tượng điều chỉnh của Luật hàng hải là các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty uy tín, xác nhận tình trạng độc thân, …; mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline 0833.102.102 để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là gì?

Thứ nhất: Là các quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về các ứng xử của các cá nhân, pháp nhân.
Thứ hai: Là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự (tức quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản).

Quan hệ nhân thân trong Luật dân sự là gì?

Quan hệ nhân thân là quan hệ gắn liền với các yếu tố nhân thân của một chủ thể (như hợp đồng khai thác, sử dụng hình ảnh của ca sĩ A) hay quan hệ gắn liền với các yếu tố nhân thân của hai chủ thể trở lên (như quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em, …). Quan hệ nhân thân không thể được tính toán bằng tiền nên không có thể chuyển giao có chủ thể khác được.
Ví dụ: Một số quan hệ nhân thân
– Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tín).
– Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.