Giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự là gì?

22/12/2021
693
Views

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi có một đứa cháu nhưng hiện tại cháu đã không còn cha, mẹ nữa. Vậy tôi có quyền được trở thành người giám hộ của cháu không. Tôi vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Rất mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc này cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự là gì?

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự, Giám hộ được quy định như sau:

  • Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
  • Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
  • Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Người được giám hộ bao gồm những ai?

Người được giám hộ bao gồm những người sau đây:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Người giám hộ bao gồm những ai?

Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

  • Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
  • Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều kiện của chủ thể làm người giám hộ

Thứ nhất, đối với người giám hộ là cá nhân

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Thứ hai, đối với người giám hộ là pháp nhân

.Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Như vậy, người giám hộ được xác định theo thứ tự do Luật quy định. Đối với ông bà muốn trở thành người giám hộ thì khi người được giám hộ không có anh, chị ruột giám hộ.

Trình tự đăng ký giám hộ cho người chưa thành niên

– Trong trường hợp anh, chị ruột không có thỏa thuận khác. Thì anh cả hoặc chị cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trường hợp không có hoặc không đủ điều kiện làm người giám hộ. Thì ông bà có đủ điều kiện phải là người giám hộ

– Trong trường hợp ông, bà đều còn sống, thì họ phải bàn bạc, thỏa thuận cử 1 bên làm giám hộ trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế mỗi bên

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi

  • Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
  • Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Quyền của người giám hộ

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Việc giám hộ sẽ chấm dứt khi nào?

Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Người được giám hộ chết;
  • Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi người giám hộ được thực hiện khi nào?

Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự;
Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Chuyển giao giám hộ được thực hiện như thế nào?

Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.