Cách kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa như thế nào?

08/04/2022
Cách kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa như thế nào?
989
Views

Tra cứu nhãn hiệu là một việc nên làm trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chúng sẽ giúp chủ sở hữu cần tra cứu biết được nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa, từ đó đánh giá được khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu. Vậy cách kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ

Tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu

Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

Tránh mất thời gian, chi phí

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

Cách tra cứu nhãn hiệu chi tiết

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:

Ví dụ: Trong ô nhãn hiệu tìm kiếm sẽ nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ nhập nhóm 12 (nhóm về ô tô, xe máy)

Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm, sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp như hình dưới

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu

Khách hàng nhập vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 06.01

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV

Ví dụ: 12

Bước 5: Click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu

Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí.

Cách 2: Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao

Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao,  khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:

– Thông tin về mẫu nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất)

– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm thời trang, ô tô, xe máy

Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, chúng ta có thể tiến hành tra cứu theo 1 trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.

Video Luật sư đề cập vấn đề Cách kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về khái niệm nhãn hiệu như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Bước 1: Chủ thể nộp đơn nộp đơn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
– Bước 3: Công bố đơn hợp lệ.
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn.
– Bước 5: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Tra cứu nhãn hiệu có mất phí không?

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
– Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.