Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không?

18/03/2022
949
Views

Ngày 3/1, tôi gặp người đang rao bán 5 con tê tê vàng trên đường. Do muốn giải cứu chúng để thả về tự nhiên nên mua lại với giá 20 triệu đồng. Ngay sau khi mua lại thì tôi bị cơ quan công an quả tang và tịch thu 5 con tê tê ngay tại chỗ. Vậy trong trường hợp này tôi có bị xử lý hình sự không nếu mục đích tôi mua động vật hoang dã chỉ để phóng sinh? Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017

Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không?

Theo Phụ lục I Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì tê tê vàng nằm trong nhóm động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, người nào có hành vi tàng trữ, mua, bán trái phép động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có thể bị Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự: người có hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không?

Thế nào là động vật hoang dã?

Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự; là các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; theo quy định của Chính phủ; hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp.

Rất nhiều động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn mua bán động vật hoang dã; ngày càng quy mô hơn. Đã từng là loài vô cùng phong phú; số lượng voi châu Á ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng xuống chỉ còn khoảng trên dưới một trăm cá thể ngoài hoang dã. Đáng buồn là, Việt Nam vừa là nơi cung cấp; trung chuyển, vừa là điểm đến của nạn buôn bán động vật hoang dã.

Hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng xử phạt ra sao?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng

Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo; kinh doanh mua, bán động vật hoang dã; và các sản phẩm của động vật hoang dã trên môi trường mạng; thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể sẽ có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bạn có thấy một số website bán động vật và thịt động vật hoang dã (lợn rừng, chồn), động vật sấy khô (sơn dương, tắc kè); và một số động vật thuộc danh mục loài quý hiếm là việc làm trái pháp luật. Cụ thể:

  • Hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng; và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật; có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng; theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 16 (Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng;) Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật; nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng; theo quy định tại Điều 21 (Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng) Nghị định 35/2019/NĐ-CP.
Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không?

Săn bắn thú rừng hoang dã phạm tội gì?

Người săn bắn thú rừng trái phép; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội là: Tội vi phạm quy định về quản lý; bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234; hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã: Theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; người phạm tội sẽ phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 
  • Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm: Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm 

Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn; có thể đối mặt với các mức phạt tù cao hơn của các tội danh này.

Mua động vật hoang dã để phóng sinh có bị xử lý hình sự?

Theo điều 244, Bộ luật hình sự 2015, người phạm tội có thể phải chịu các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể; bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp; mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;…

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mua động vật hoang dã để phóng sinh thì có bị xử phạt không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; đăng ký bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Động vật hoang dã theo quy định của Bộ luật hình sự là gì?

Động vật hoang dã là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp; quý; hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế.

Khi phát hiện thú rừng chạy vào nhà phải làm gì?

Trường hợp phát hiện thú rừng chạy vào nhà, bạn có thể liên hệ với Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Chi cục Kiểm lâm; Phòng Cảnh sát môi trường; Công an cấp tỉnh nơi bạn đang giữ thú rừng tiến hành các thủ tục theo quy định; bàn giao thú rừng cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tại tỉnh; thành nơi bạn sinh sống.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.