Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?

16/03/2022
Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?
528
Views

Không ít người tố cáo, đặc biệt là tố cáo hành vi tham nhũng, các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức thường lựa chọn tố cáo nặc danh vì họ sợ bị trả thù, trù dập… Do đó họ thường thắc mắc rằng liệu tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và giải quyết? Phải gửi đơn tố cáo lên cơ quan nào? Có phải nộp các chứng cứ cùng với đơn tố cáo không, hay đợi được tiếp nhận rồi mới nộp? Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?”. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tố cáo

Tố cáo là gì?

Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 đã quy định một số khái niệm chung về tố cáo, cụ thể:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân., bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức; Người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; Cơ quan, tổ chức…

-Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Theo đó chủ thể thực hiện tố cáo chỉ có thể là cá nhân không như khiệu nai người thực hiện còn có thể là tổ chức.

Đơn tố cáo

Đơn tố cáo là văn bản có nội dung nhằm báo với cơ quan có thẩm quyền về việc vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đơn tố cáo là mẫu đơn thông dụng, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.

Tại Điều 22, 23 Luật Tố cáo 2018, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Tải xuống mẫu đơn tố cáo năm 2022

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?

Tố cáo nặc danh có thể hiểu là đơn tố cáo không có thông tin, địa chỉ của người tố cáo.

Tiếp nhận xử lý thông tin có nội dung tố cáo

Theo Điều 25 Luật tố cáo 2018 thì:

1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?

Theo đó có thể thấy dù là tố áo nặc danh nhưng nếu nội dung tố cáo rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì đơn đó vẫn sẽ được tiếp nhận và xử lý. Do đó người tố cáo có thể giấu danh tính nhưng phải nêu đầy đủ về sự việc vi phạm. Cùng với đó là nộp các tài liệu chứng minh về hành vi vi phạm đó.

Điều này nhằm đảm bảo xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời đảm bảo được cả sự an toàn cho người tố cáo và gia đình họ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Gửi đơn tố cáo lên cơ quan nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Tùy thuộc vào lĩnh vực và chủ thể bị tố cáo mà người tố cáo có thể gửi đơn đến ủy ban nhân dân, Tòa án, viện kiểm sát,….
Ví dụ: Ví dụ: Anh A có hộ khẩu thường trú tại Quận B, Tỉnh C có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Anh Z, Anh Z có thể nộp đơn đến cơ quan điều tra Công an Quận B để tố cáo hành vi của Anh A.

Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu?

Theo Điều 30 Luật tố cáo 2018 thì:
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.