Nâng cao ý thức trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao

14/03/2022
Pháp luật đại cương nghiên cứu vấn đề gì
3071
Views

Một trong những nhiệm vụ của người đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là một tiêu chí cơ bản, đầu tiên để đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm của các Chi bộ, Đảng bộ. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn nội dung nâng cao ý thức trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá người cán bộ, đảng viên trong suốt quá trình công tác, hoạt động. Người có tinh thần trách nhiệm là luôn luôn tìm cách để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình một cách vô tư, trong sáng, không vụ lợi. Người cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm là người luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình và luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; suốt đời hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà trước hết phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức phân công, thể hiện tốt chức trách của mình với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, cơ quan, đoàn thể.

Thực tiễn cuộc sống đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ, có cả cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi mỗi người dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhận thức rõ và thể hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình, không ngừng học tập để làm giàu tri thức, rèn luyện bản lĩnh, tu dưỡng đạo đức, năng động, sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công.

Trong thực tế hiện nay, bên cạnh những cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm tốt “hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trung với nước, hiếu với dân” thì vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tinh thần trách nhiệm. Biểu hiện của người thiếu tinh thần trách nhiệm là không ý thức đầy đủ về chức trách nhiệm vụ của mình, thiếu chủ động, sáng tạo, làm việc hời hợt, chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân…

Nâng cao ý thức trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao

Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của đảng

Từ năm 2007 đến năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TW đến Chỉ thị số 05/CT-TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hàng năm cấp ủy đều ban hành các chủ đề học tập sát với thực tế và gần gũi đến cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, qua các chủ đề học tập hàng năm đều nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết, nêu gương của cán bộ, đảng viên; tính tiên phong gương mẫu; ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Về ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, đó là khi được giao bất cứ một công việc gì, dù to hay nhỏ, khó hay dễ, người được giao việc phải đem hết tinh thần trách nhiệm để thực hiện công việc một cách tự giác, làm đến nơi đến chốn để đạt kết quả tốt nhất. Nếu không có tinh thần, ý thức trách nhiệm, sẽ triển khai công việc một cách đại khái, qua loa, làm cho xong, cho có, hoặc dễ thì làm, khó thì bỏ và dẫn đến kết quả chất lượng công việc không cao, không đạt theo đúng yêu cầu đề ra. Ý thức trách nhiệm của mỗi người được thể hiện qua việc nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng và sáng tạo đường lối đó. Ý thức trách nhiệm sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả công việc và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đòi hỏi cán bộ, đảng viên cần phải nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm. 

Đối với các Chi bộ, Đảng bộ luôn chú trọng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, của Chi bộ. Cán bộ, đảng viên kịp thời nắm bắt các diễn biến tình hình của đất nước, tình hình trong tỉnh, bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao một cách hiệu quả.

Thực hiện việc học tập và làm theo Bác, hàng năm các Chi bộ, Đảng bộ đều ban hành kế hoạch để cán bộ, đảng viên thực hiện. Qua đó cán bộ, đảng viên đã xác định được mình cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Với nhiệm vụ được phân công, cán bộ, đảng viên đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo trong công tác định hướng, chỉ đạo hướng dẫn tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời những vấn đề thời sự, những vấn đề trong nước và quốc tế đang được dư luận; biên soạn và phát hành tài liệu trên các lĩnh vực; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết trên lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu giúp cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương;

Để góp phần nâng cao vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, tôi xin nêu lên một số giải pháp như sau:

Một là: Cán bộ, đảng viên cần nâng cao tính chủ động trong công việc, vận dụng một cách cụ thể, phù hợp vào lĩnh vực công việc chuyên môn được phân công, phụ trách. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong từng công việc cụ thể khi được lãnh đạo phân công để thực hiện.

Hai là: Cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình một phương pháp làm việc khoa học, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, có lịch làm việc cụ thể cho tuần, tháng, quý một cách phù hợp để khi triển khai công việc sẽ đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và đạt chất lượng cao. Khi có công việc được giao, phải tranh thủ thời gian, dồn tâm sức để thực hiện và giải quyết một cách dứt khoát, việc nào xong việc nấy, chủ động sắp xếp để triển khai, không để việc khác chi phối khi đã có kế hoạch làm một việc gì.

Ba là: Cán bộ, đảng viên phải có tính chủ động nghiên cứu, đề xuất và sáng kiến trong triển khai thực hiện công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự đổi mới thực sự trong tư duy, phương pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu. Ngoài ra, cán bộ, đảng viên phải tự giác nghiên cứu, cập nhật thông tin, nắm vững nội dung công việc chuyên môn trên lĩnh vực được giao, tham mưu cho lãnh đạo “đúng và trúng” vấn đề, từ đó công tác tham mưu mới hiệu quả cao.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nâng cao ý thức trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân tra cứu, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Và trên thực tế, người sống có trách nhiệm sẽ luôn được người khác tôn trọng và cũng dễ dàng đạt được thành công hơn

Nhiệm vụ được hiểu là như thế nào?

Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi. Thông thường nhiệm vụ sẽ được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.