Mỗi người khi sinh ra đều có quyền mang họ tên riêng, đó là danh xưng mang tính riêng biệt của mỗi người. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan hay khách quan mà trong quá trình sinh sống họ mong muốn đổi họ, tên đã có khi khai sinh. Nhưng Cha mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không? Để giải đáp cho thắc mắc đó mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thẩm quyền đổi họ tên
Thay đổi họ tên là một trong những nội dung thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch mà Luật Hộ tịch quy định.
Về thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ tên sẽ do UBND xã nơi đăng ký khai sinh trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân sẽ giải quyết cho người chưa đủ 14 tuổi. Và UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; hoặc nơi cư trú sẽ giải quyết cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Vì thế, với câu hỏi thứ nhất bạn có thể đến UBND huyện nơi đang có hộ khẩu thường trú; hoặc về Ủy ban nhân huyện nơi trước đây đăng ký khai sinh thực hiện việc thay đổi họ tên.
Để thay đổi họ tên bạn thực hiện theo thủ tục như sau:
– Nộp tờ khai thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
– Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu
– Tài liệu chứng minh về việc để tên cũ sẽ gây nhầm lẫn; hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi ích của cá nhân
Trình tự thủ tục và hồ sơ thay đổi họ của cá nhân?
Hồ sơ:
+ Tờ khai (theo mẫu)
+ Giấy tờ liên quan (Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ, Sổ hộ khẩu gia đình; CMND hoặc thẻ căn cước công dân…)
+ Giấy khai sinh bản chính của người được thay đổi
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày
Trình tự
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi; cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi; cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Những trường hợp thay đổi họ tên cho con
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện thay đổi họ, tên cho con như sau:
Quyền thay đổi họ
– Thay đổi họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ và ngược lại bố; mẹ có thể thỏa thuận về thay đổi họ cho con (Ví dụ; Ban đầu con khi đi khai sinh mang họ của mẹ nhưng sau đó có nhiều lý do mà bố mẹ có quyền thỏa thuận chuyển sang họ của cha).
– Khi nhận con làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ con nuôi từ họ của cha mẹ đẻ sang họ của cha mẹ nuôi; và trong trường hợp khi cha, mẹ nuôi thôi không nhận con nuôi nữa thì; cha, mẹ đẻ có quyền thay đổi từ họ cha mẹ nuôi đã thay đổi trước đó sang họ ban đầu là họ cha, mẹ đẻ.
– Ngoài ra khi làm thủ tục xác định cha, mẹ con thì cha mẹ có quyền thay đổi họ của con từ họ của cha sang họ của mẹ (Ví dụ; mẹ sinh con ngoài dã thú con mang họ mẹ sau đó cha làm thủ tục xác nhận cha con; thì cha mẹ có thể thỏa thuận con mang họ của mẹ).
– Con bị lưu lạc tìm thấy huyết thống bố, mẹ mình có quyền thay đổi họ hiện tại sang họ của bố hay của mẹ; hoặc nêu bố mẹ mất theo họ của dòng họ mình.
– Khi bố mẹ thay đổi họ thì; cha mẹ cũng có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình.
Trường hợp thay đổi tên
– Để thay đổi tên đã đăng kí khai sinh phải đáp ứng được những điều kiện như tên gọi đó bị gây nhầm lẫn; khó gọi, tên gọi đó gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự; nhân phẩm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đó. (Ví dụ: như tên đó mang ý nghĩa không tốt đẹp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến công việc; đời sống của con, trùng tên với người lớn tuổi trong nhà; mà người lớn tuổi đó không đồng ý gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, dòng họ).
– Khi nhận con nuôi mà cha mẹ nuôi muốn thay đổi tên con nuôi mà bố mẹ đẻ hay cá nhân; tổ chức đã đặt cho con cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình; tâm lý, tình cảm bên gia đình nhà bố, mẹ nuôi và ngược lại khi thôi con nuôi bố,mẹ đẻ nhận lại con mà muốn thay đổi tên của con.
– Khi làm thủ tục xác nhận cha, mẹ con theo quy định của pháp luật; thì cha hoặc mẹ có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi tên cho con.
– Tìm được con khi con bị lưu lạc; mất tích cha, mẹ có thể thay đổi tên của con cho phù hợp.
– Khi làm thủ tục chuyển giới tính từ nam sang nữ và ngược lại cá nhân; hoặc bố, mẹ có quyền thay đổi tên cho con. Ngoài ra còn có thể thay đổi tên trong những trường hợp khác do pháp pháp luật quy định.
Cha mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?
Quyền thay đổi họ được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ luật Dân sự gồm các căn cứ sau đây:
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha, mẹ đẻ sang họ của cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi có yêu cầu.
– Thay đổi họ khi người con nuôi đã thôi làm con nuôi và người này; hoặc cha, mẹ đẻ của người này có yêu cầu đổi sang họ của cha hoặc mẹ đẻ.
– Khi xác định cha, mẹ cho con thì cha hoặc mẹ; hoặc con có yêu cầu thay đổi họ cho con.
– Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình và yêu cầu thay đổi họ.
– Khi cha, mẹ đổi họ…
Đồng thời, khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Do đó, khi bạn muốn đổi họ cho con thì phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ. Như vậy, cha mẹ đã mất thì không thể thay đổi họ được.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Cha mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Không mang CMND/CCCD ra đường có bị “bắt” không ?
- Công chức và viên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp thay đổi họ, tên của con từ đủ trên 18 tuổi phải do sự đồng ý của người đó.
– Nếu con dưới 18 tuổi việc tay đổi họ, tên của con phải có sự đồng ý của cha, mẹ người yêu cầu thay đổi và được ghi rõ ràng trong lời khai. Ngoài ra đối với bạn đã đủ từ 09 tuổi trở lên còn cần phải có sự đồng ý của bạn đó nhằm mục đích tôn trọng ý kiến cũng như quyền nhân thân, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn đó vì tên sẽ là gắn bó suốt đời đối với một cá nhân.
Bộ luật dân sự và Luật hộ tịch đều quy định rằng việc thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha không cần phải có lý do và căn cứ như thay đổi tên; có nghĩa việc thay đổi họ có thể thay đổi. Tuy nhiên đối với trường hợp thay đổi họ cho con mới được 8 tháng tuổi sẽ phải do cha mẹ cùng thỏa thuận, vì thế nếu bạn muốn đổi họ của con thì bắt buộc phải có sự thống nhất của cả hai vợ chồng mới làm được.