Nhiều vụ án đã xảy ra quá lâu trước đây vậy khi tìm ra thủ phạm thì có còn đưa ra xử lý? Sau bao kaau thì người phạm tội sẽ không còn bị xử lý hình sự dù bị phát hiện? Các câu hỏi này đều xoay quanh quy đình về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây chính là thời hạn mà Bộ luật hình sự quy định để xử lý đối với người phạm tội. Vậy Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Thời hiệu này là bao lâu? Xác định thời hiệu này như thế nào? Sau đây Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Sau bao nhiêu năm người phạm tội sẽ không còn bị công an xử lý?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự 2015.
Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ khoản 1 và 2 điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, khi hết thời hạn sau đây (tính từ ngày tội phạm được thực hiện) thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
– 5 năm với tội phạm ít nghiêm trọng
– 10 năm với tội phạm nghiêm trọng
– 15 năm với tội phạm rất nghiêm trọng
– 20 năm với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ điều 28 Bộ luật Hình sự, không áp dụng quy định về thời hạn nêu trên; nghĩa là vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù tội phạm đã xảy ra rất lâu với các trường hợp sau:
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự.
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
– Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật Hình sự; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.
Sau bao nhiêu năm người phạm tội sẽ không còn bị công an xử lý?
Theo đó nếu đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì về nguyên tắc sẽ không bị khởi tố hình sự nữa. Tuy nhiên với một số trường hợp như không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; bỏ trốn và có quyết định truy nã thì người phạm tội sẽ vẫn bị xử lý mà không phụ thuộc vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Mặc dù Bộ luật hình sự đã quy định nhưng không phải ai cũng biết cách xác định thời hiệu này. Theo đó chúng tôi sẽ đưa ra các bước sau để giúp bạn có thể xác định được chính xác. Cụ thể:
Xác định loại tội mà người phạm tội thực hiện
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ dựa trên loại tội phạm. Do đó đây là bước đầu tiên mà bạn cần làm khi xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, tội phạm được phân thành 4 loại sau:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng
Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn; mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng
Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn; mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng
Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn; mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn; mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù; tù chung thân hoặc tử hình.
Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Về cơ bản, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chính là ngày mà người đó thực hiện tội phạm. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt sau, việc xác định thời điểm bắt đầu tính có sự khác biệt. Cụ thể:
- Trường hợp phạm tội mới khi chưa bị xử lý về tội cũ trong thời hiệu truy cứu tội cũ
Căn cứ khoản 3 điều 27 Bộ luật Hình sự, nếu trong thời hạn quy định nêu trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà khung hình phạt đối với tội ấy trên 1 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Do đó lúc này thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội cũ lại tính lại từ ngày phạm tội mới.
- Trường hợp người phạm tội trốn và bị truy nã theo quyết định truy nã
Nếu trong thời hạn quy định nêu trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Sau bao nhiêu năm người phạm tội sẽ không còn bị công an xử lý?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Tội tham ô và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Tham ô tài sản có thể bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự là hai trách nhiệm không gắn liền nhau. Nếu đủ dấu hiệu để truy cứu hình sự thì sẽ không bị xử phạt hành chính nữa. Còn khi đã bị xử phạt hành chính rồi thì sẽ không bị truy cứu hình sự nữa.
Theo Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.