Khi nào được quyền từ chối nhận tài sản thừa kế?

11/03/2022
598
Views

Tôi muốn từ chối nhận di sản thừa kế từ con trai (vừa chết do tai nạn). Tôi muốn để tài sản đó cho con dâu và các cháu nội. Tôi có quyền làm vậy không?(Phan Tùng)

Quyền hưởng di sản là quyền của cá nhân, tổ chức được hưởng tài sản do người đã chết để lại. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp người thừa kế vì một số lý do nào đó mà có thể từ chối nhận di sản của người đã chết để lại. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề từ chối nhận di sản của người thừa kế? Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Khi nào được quyền từ chối nhận tài sản thừa kế”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Một số quy định về quyền thừa kế

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Đối tượng của quyền thừa kế

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Về quyền thừa kế của người nhận di sản

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc. Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.

Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc; hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

Quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế

Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”

Theo khoản 1 điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối nhận di sản không được chấp nhận nếu nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác. Có thể đưa ra các ví dụ sau để xem xét rõ hơn:

Ví dụ 1: A không nợ tiền bất kỳ ai, chỉ muốn từ chối nhận di sản thừa kế từ con trai (vừa chết) với mục đích tốt đẹp là để tài sản đó cho con dâu và các cháu nội hưởng thì pháp luật cho phép A không nhận di sản thừa kế.

Ví dụ 2: B đang nợ C 300 triệu đồng và không có tiền để trả cho khoản nợ này, nhưng B lại từ chối nhận di sản thừa kế từ con trai (vừa chết) nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho C thì pháp luật không cho phép B từ chối nhận di sản thừa kế.

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Theo khoản 2 và khoản 3 điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Đồng thời, theo điều 59 Luật Công chứng năm 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi nào được quyền từ chối nhận tài sản thừa kế”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những hàng thừa kế theo pháp luật là gì?

 Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.