Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế

24/07/2021
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế
839
Views
Số hiệu:07/2018/NĐ-CPLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Y TếNgười ký:Nguyễn Quốc Cường
Ngày ban hành:12/04/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Đã biếtTình trạng:Đã biết

Tóm tắt Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Che giấu mình hoặc người khác nhiễm COVID-19, bị phạt đến 20 triệu đồngNgày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, cá nhân đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm theo nội dung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp thì bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng và buộc phải cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, cá nhân che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật; cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bị phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A cũng bị phạt đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, một số hành vi sau đây cũng bị phạt tiền theo quy định, đó là: Đe dọa truyền HIV cho người khác bị phạt đến 20 triệu đồng; Trưng bày quá một bao hoặc một túi hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá bị phạt đến 05 triệu đồng; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc lá bị phạt đến 500.000 đồng;…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

Xem trước và tải xuống Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Câu hỏi thường gặp

Ngoài 2 hành phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền, vi phạm còn bị áp dụng hình phạt nào nữa?

Còn bị áp dụng:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III; giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh rượu, bia; giấy phép hoạt động Ngân hàng mô; chứng chỉ hành nghề dược; chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
Trục xuất.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về BHXH và an toàn vệ sinh lao động

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận