Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về BHXH và an toàn vệ sinh lao động

24/07/2021
Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về BHXH và an toàn vệ sinh lao động
733
Views
Số hiệu:56/2017/TT-BYTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Y TếNgười ký:Phạm Lê Tuấn
Ngày ban hành:29/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Đã biếtTình trạng:Đã biết

Tóm tắt Thông tư 56/2017/TT-BYT

Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần

Ngày 29/12/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT-BYT về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 01 lần gồm: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Ngoài ra, mỗi lần khám chỉ được cấp 01 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018; Thay thế Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/05/2016.

Xem trước và tải xuống Thông tư 56/2017/TT-BYT

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là gì?

Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định điều trị ngoại trú.

Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm những bệnh nào?

Gồm:
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên mà mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Cần phải cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ gì?

Cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản giám định;
b) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;
c) Bảng kê các nội dung giám định. Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế khác thực hiện thì phải ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại cột ghi chú.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Thông tư 28/2020/TT-BYT trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận