Đa phần mọi người đều biết rằng đánh bạc là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết việc chứa chấp hay cho thuê nhà để đánh bạc cũng sẽ bị xử lý. Vậy nên, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt?” qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Cho người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt hành chính
Nếu chủ nhà trọ biết được người thuê nhà tổ chức đánh bạc trái phép mà không thông báo với cơ quan Công an có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng.
Đánh bạc là hành vi trái pháp luật. Nếu phát hiện, công dân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Theo đó, nếu chủ trọ biết được có người thuê nhà tổ chức đánh bạc trái phép; nhưng không khai báo với cơ quan Công an; thì bị coi là hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép và có thể bị phạt hành chính. Cụ thể, tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi:
– Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.
– Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
– Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
– Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
– Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình; hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
– Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
– Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp chủ trọ thỏa thuận cho thuê nhà với mục đích để ở, kinh doanh… không phải để tổ chức đánh bạc; nhưng khi biết được người thuê nhà đánh bạc trái phép mà vẫn cố tình che giấu; không khai báo thì có thể bị phạt đến 5 triệu đồng.
Trường hợp chủ trọ cho thuê nhà để tổ chức đánh bạc trái phép nhưng ở quy mô nhỏ (dưới 10 người, tổng hiện vật dùng đánh bạc trị giá dưới 5 triệu đồng,…); thì có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng.
Nặng hơn, nếu có từ 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền; hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên; hoặc đã bị phạt hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, gá bạc; hoặc đã phạm tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm… thì người cho thuê nhà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp nào cho người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ bị đi tù?
Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng một địa điểm do mình quản lý hoặc sở hữu để cho người khác đánh bạc trái phép và thu tiền từ việc đó được gọi là “gá bạc”.
Trong đó, nếu cho thuê nhà để tổ chức đánh bạc, chủ nhà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền; hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, nếu có từ 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên hoặc đã bị phạt hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, gá bạc hoặc đã phạm tội này hoặc Tội đánh bạc (Điều 321) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm… thì người cho thuê nhà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Tùy theo mức độ vi phạm, nếu phạm tội này, người cho thuê nhà có thể bị phạt tù đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không? Quy định về tội đánh bạc
- Tội đánh bạc theo quy định luật hình sự mới nhất năm 2021
- Đường dây đánh bạc qua mạng 1.500 tỷ đồng – Người chơi cũng có tội
- Cán bộ tụ tập đánh bạc giữa mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội đánh bạc được hiểu là hành vi chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề; cá cược, đá (chọi) gà, đua xe, cá cược … một cách trái phép. Trong đó, tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy; nhà cửa, gia súc, hàng hóa,…
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc. Tổ chức đánh bạc, xét về bản chất là hành vi đồng phạm đánh bạc thể hiện hành vi rủ rê; lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc; nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi. Đây là loại hành vi xảy ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc. Do vậy, hành vi tổ chức đánh bạc được quy định thành tội danh riêng.
Các trò chơi bài online trá hình trên mạng nhưng mất tiền thật và đổi từ tiển ảo sang vật chất có giá trị đối với người chơi được coi là hình thức đánh bạc trái phép. Đối với những hành vi này khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì vẫn có thể bị xử lý hình sự như đối với các tội khác