Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép năm 2022

04/03/2022
Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép
543
Views

Xây dựng không phép, trái phép xảy ra rất phổ biến ở tất cả các địa phương. Tùy thuộc vào việc đang xây dựng hay đã xây dựng xong mà có cách xử lý khác nhau và thậm chí là bị cưỡng chế phá dỡ. Theo quy định của nghị định mới về việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, hành vi xây nhà không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt. Có hành vi đối diện với mức phạt tăng gấp 5 – 8 lần so với trước đây. Vậy quy định tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép cụ thể như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X

Cơ sở pháp lý

Nghị định số 16/2022/NĐ-CP 

Thế nào là xây dựng không phép, trái phép?

Pháp luật xây dựng không có quy định hay giải thích thế nào là xây dựng không phép, xây dựng trái phép; đây là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ 02 hành vi vi phạm sau:

– Xây dựng không phép là hành vi của tổ chức, cá nhân khi khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp được miễn.

– Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cấp.

Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép năm 2022
Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép năm 2022

Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép

Sự thay đổi so với nghị định 139/2017/NĐ-CP

Những năm trước, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng được quy định trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2017, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018. Thế nhưng, từ năm nay, với việc ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/1/2022 thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có sự thay đổi về mức xử phạt. Đáng chú ý, hành vi xây nhà không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt.

Một số nội dung tăng nặng

Nghị định mới tăng mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Cụ thể: Nghị định cũ (khoản 5, điều 15) phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Còn tại nghị định mới (khoản 7, điều 16) mức phạt được nâng lên 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng, tức tăng khoảng 3 lần.

Nghị định cũ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình khác. Nghị định mới mức phạt là 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tức tăng tới 5 – 8 lần.

Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo cũng tăng nặng; với mức phạt là 15-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tăng mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới. Mức phạt tăng lên là 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Phạm vi xử phạt

Nghị định cũ chỉ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng. Còn nghị định mới quy định xử phạt chung cho cả đô thị và nông thôn; đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng.

Về việc xử phạt hành vi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân tiếp tục vi phạm, nghị định mới đã bổ sung quy định về việc cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tăng mức phạt tối thiểu từ 5 triệu đồng lên 100 triệu đồng; và tối đa 350 triệu đồng lên 500 triệu đồng.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép và trái phép năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xây nhà trái phép, không phép

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
d) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
đ) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
e) Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định này có hiệu lực từ 28/01/2022. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.