Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 31/12/2013 có những nội dung và quy định gì? Có đối tượng áp dụng ra sao? Hãy cũng với chúng tôi làm rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thuộc tính pháp lý
Số ký hiệu | 176/2013/NĐ-CP | Ngày ban hành | 14/11/2013 |
Loại văn bản | Nghị định | Ngày có hiệu lực | 31/12/2013 |
Nguồn thu thập | Công báo số 871+872, năm 2013 | Ngày đăng công báo | 06/12/2013 |
Ngành | Y tế | Lĩnh vực | Hành chính |
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký | Chính phủ | Thủ tướng | Nguyễn Tấn Dũng |
Hiệu lực pháp luật | Còn hiệu lực |
Xem và tải xuống nội dung Nghị định 176/2013/NĐ-CP
Nội dung chính
Nghị định 176/2013/NĐ-CP nội dung chính mà nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức; mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Vi phạm hành chính là những hành vi có lỗi do cá nhân; tổ chức thực hiện; vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế bao gồm các tội sau:
- Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
- Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
- Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
- Vi phạm các quy định về dân số.
Đối tượng áp dụng của các nghị định này là:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các tổ chức; cá nhân khác có liên quan.
Nghị định này đã quy định cụ thể mực phạt vi phạm hành chính đối với các tội trong lĩnh vực y tế. Mỗi một vi phạm trong trong lĩnh vực y tế sẽ có quy định về các mức xử phạt khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Thẩm quyền phạt vi phạm sẽ thuộc về: Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Thanh tra y tế; Quản lý thị trường; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; cơ quan Thuế; Cục trưởng Cục Hóa chất; Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ; Lao động – Thương binh và Xã hội;….
Mời bạn đọc xem thêm
- Trường hợp nào xác định lại giới tính của một người?
- Chuyển đổi giới tính: Pháp luật Việt Nam có cho phép?
- Nghị định 88/2008/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền lập biên bản sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của nghị đinh này, như sau:
– Người có thẩm quyền xử phạt.
– Công chức, viên chức thuộc ngành y tế; bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ; nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc xử lý vi phạm bằng hình thức phạt hành chính thì khi có vi phạm liên quan đến lĩnh vực y tế có thế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 3 của nghị định này, ví dụ:
– Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
– Buộc thực hiện việc cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người; phương tiện vận tải; hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
– Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;…..
Nếu có vi phạm trong trường hợp trên sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 5. Có thể bị phạt cảnh cáo; phạt tiền với mức lên đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng; trên địa bàn; Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật.