Sống thử có vi phạm pháp luật không?

28/02/2022
Sống thử có vi phạm pháp luật không?
592
Views

Hiện nay, việc sống thử đang ngày càng phổ biến đặc biệt trong giới trẻ. Nhiều cặp đôi mong muốn sống thử để trải nghiệm cảm giác được về sống chung nhà trước kết hôn. Tuy nhiên việc sống thử này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hệ lụy. Vậy sống thử là gì? Sống thử trước khi đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Sống thử có vi phạm pháp luật không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Sống thử là gì?

Sống thử dùng để chỉ những cặp đôi có quan hệ tình cảm, về chung sống với nhau như vợ chồng; nhưng lại không đăng ký kết hôn.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật không có định nghĩa và quy định về việc sống thử giữa nam và nữ. Luật chỉ đề cập đến việc chung sống như vợ chồng là nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.

Cùng với sự phát triển của xã hội, sống thử ngày càng trở nên phổ biến và đến nay, lối sống này vẫn còn gây tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau. 

Sống thử có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 14 Luật hôn nhân gia đình quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng.

Nhưng trên thực tế do việc sống chung dẫn tới nhiều tài sản cùng tạo lập; đặc biệt là vấn đề con cái nên sống thử đem lại nhiều hậu quả pháp lý. Khi kết thúc quan hệ này có thể sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến con cái, tài sản…

Theo quy định trên thì pháp luật không cấm việc sống thử giữa các cá nhân.

Tuy nhiên, Điều 5 Luật hôn nhân gia đình quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Như vậy, nếu hai người độc thân sống thử thì không bị pháp luật cấm. Nhưng nếu một trong hai hoặc cả hai bên đang có vợ, có chồng thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

Những hệ lụy mà việc sống thử đem lại

Mặc dù pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích hai người nam, nữ sống thử. Bởi sống thử có thể phát sinh một số hậu quả không mong muốn như:

Quan hệ vợ chồng không được pháp luật công nhận và bảo vệ đối với các bên

– Quan hệ vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ nếu hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn. Do đó, nếu sống thử, nam, nữ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp;

– Nam, nữ sống thử không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng nên nếu có người thứ ba xuất hiện thì người còn lại không được pháp luật bảo vệ; đồng thời người ngoại tình cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào;

Khai sinh của con không có tên cha

Một trong những điều kiện cần thiết để làm giấy khai sinh cho trẻ chính là giấy đăng ký kết hôn. Những cặp đôi sống thử muốn được cấp giấy khai sinh cho con sẽ buộc phải khai theo họ mẹ vì chưa xác định được cha. Áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP :

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”.

Do đó, trong trường hợp cặp đôi không đăng ký kết hôn, đứa trẻ sẽ mang họ mẹ. Nếu trong trường hợp người cha chứng minh được quan hệ cha con; có nguyện vọng sẽ được giải quyết. Lúc này lại phải yêu cầu Tòa án xác định con cho cha. Do đó việc này thường rất rắc rối, phức tạp và tốn chi phí.

Khó khăn trong việc yêu cầu cấp dưỡng cho con

Điều 110 Luật Hôn nhân Gia đình quy định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong trường hợp không sống chung với con

Tuy nhiên, trong trường hợp sống thử, quy định này rất khó được áp dụng. Bởi trên giấy khai sinh của con chỉ có tên mẹ. Nếu chia tay, người mẹ sẽ không có căn cứ để yêu cầu người bố phải cấp dưỡng cho con. Nếu muốn thì người mẹ lại phải yêu cầu xác định cha cho con; phải dùng đến biện pháp xét nghiệm của y học để chứng minh quan hệ cha con. Điều này cũng là một chi phí không hề nhỏ đối với mẹ đơn thân.

Tranh chấp trong quan hệ tài sản

Ngoài quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản giữa hai người cũng có thể phát sinh tranh chấp.

Điều 16 Luật Hôn nhân và  gia đình năm 2014 quy định:

“Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Với trường hợp sống thử, khi đường ai nấy đi, tài sản chung hình thành trong thời kỳ sống chung rất khó phân chia. Bởi không có giấy đăng ký kết hôn nên mọi nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong thời kỳ này sẽ trở nên khá rắc rối.

Có những tài sản đăng ký sở hữu chỉ mang tên 1 người. Vì vậy, nếu muốn được chia tài sản đó phải chứng minh công sức mình cùng tạo dựng; hình thành nên tài sản. Việc chứng minh này dường như rất khó khăn trên thực tế do không có chứng từ chứng minh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Sống thử có vi phạm pháp luật không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?

Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã; phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.”
Như vậy, đăng ký khai sinh sinh cho con được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có được không?

Dù người mẹ có kết hôn hay chưa, có đủ tuổi tuổi hay không cũng không trở ngại đến quyền được khai sinh của con. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra; người có trách nhiệm đăng ký khai sinh phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.(Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014)


 

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.