Có rất nhiều trường hợp cho bạn bè, người thân mượn xe nhưng khi tham giao thông thì người này vi phạm và bị tạm giữ xe. Vậy trong trường hợp đó, chủ xe hay người vi phạm giao thông sẽ lấy xe bị tạm giữ? Nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Khi nào bị tạm giữ phương tiện tham gia giao thông?
Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng, việc tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:
1- Để xác minh tình tiết là căn cứ để ra quyết định xử phạt;
2- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, nếu không tạm giữ phương tiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng;
3- Để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt trong trường hợp chỉ phạt tiền mà người vi phạm không có giấy phép lái xe/giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện.
Bất kể vì lý do gì, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm đều phải được lập thành biên bản, người có thẩm quyền giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Trong biên bản ghi rõ: Tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ đồng thời có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ và người vi phạm (trường hợp không xác định được/vắng mặt/không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng).
Chủ xe hay người vi phạm giao thông sẽ lấy xe bị tạm giữ
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thông thường thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày tính từ ngày tạm giữ.
Đối với vụ việc phức tạp, cần xác minh thì được kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thuộc trường hợp giải trình thì có thể được gia hạn tạm giữ phương tiện nhưng không quá 30 ngày.
Như vậy, về cơ bản thì thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông là 07 ngày.
Cũng giống như khi tạm giữ phương tiện, khi trả lại phương tiện vi phạm bị tạm giữ phải có Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 47/2014 của Bộ Công an, người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm hành chính được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Khi đi phải mang theo Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu… (nếu không có một trong những giấy tờ này có thể xin xác nhận nhân thân của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú).
Theo đó, người đến nhận xe vi phạm phải là người vi phạm được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Cũng theo quy định trên, người vi phạm có thể ủy quyền cho người khác đến nhận xe thay nhưng phải có văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực.
Quá hạn tạm giữ, không đến nhận xe có sao không?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ có nghĩa vụ nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
Trong đó, thời gian tạm giữ đối với phương tiện thường là 07 ngày (theo Điều 82 Nghị định 100/2019NĐ-CP).
Do đó, bạn phải đến nhận xe theo đúng thời hạn được quy định. Nếu quá thời hạn này mà không đến lấy xe, xe máy của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ;
– Hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy của pháp luật.
Sau khi bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và bị xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.
Như vậy, nếu sau 33 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ mà bạn không đến nhận lại xe bị tạm giữ, phương tiện sẽ bị tịch thu. Đồng nghĩa rằng, bạn sẽ không còn là chủ sở hữu của chiếc xe đó nữa. Thay vào đó, nó sẽ thuộc sở hữu toàn dân và được xử lý theo quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra
- CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?
- Đường ưu tiên được hiểu như thế nào cho đúng theo quy định
- Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay
- Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
- Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chủ xe hay người vi phạm giao thông sẽ lấy xe bị tạm giữ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các lỗi xử phạt tại chỗ đối với xe ô tô:
1) Điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2) Điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị. (Khoản 1 Điều 20)
3) Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách.
4) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
5) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước
6) Chuyển hướng không nhường đường
7) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
8) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
9) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
Theo 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời gian nộp phạt nguội; thì bạn phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.