Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá

22/07/2021
1018
Views

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiền đặt nền móng cho việc khởi sự kinh doanh cũng như phát triển, mở rộng sau này. Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận ban đầu của người thành lập công ty, người khởi nghiệp với các thủ tục pháp lý về doanh nghiệp cũng vẫn còn gặp các khó khăn, thắc mắc nhất định, nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thủ tục thành lập doanh nghiệp, Luật sư 247 sẽ cung cấp các thông tin về thành lập doanh nghiệp và hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

Nghị định 47/2021/NĐ-CP.

Tại sao cần thành lập doanh nghiệp?

Khi thành lập doanh nghiệp, việc hoạt động kinh doanh của bạn sẽ được hợp pháp hóa theo như quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Tư cách pháp nhân của công ty sẽ được hình thành ngay sau khi thành lập. Từ đó mở ra nhiều cơ hội trong các hoạt động kinh doanh với khách hàng hay với đối tác được sự bảo vệ của luật phát Việt Nam. Đây là một hình thức mở rộng kinh doanh và sử dụng người lao động hiệu quả, huy động được nhanh chóng, dễ dàng các nguồn vốn để từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
  • Thành lập công ty còn góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam qua quá trình hoạt động kinh doanh, tạo ra được nhiều lợi ích cho xã hội từ việc tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động đến việc nộp thuế cho đất nước.
  • Khi thành lập một công ty có phạm vi và ngành nghề hoạt động kinh doanh nằm trong danh sách ưu đãi của nhà nước sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, ưu đãi về thuế, quyền sử dụng đất và một số quyền quan trọng khác,…

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hò sơ thành lập doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết

  • Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: Có 4 loại hình cho khách hàng lựa chọn là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
  • Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Địa chỉ trụ sở chính công ty đặt ở đâu.
  • Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liêt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
  • Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty: Là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập

Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp

Nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh. Sau đó, đối chiếu hồ sơ với bản cứng và nhận kết quả.

Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử; và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

  • Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
  • Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập; doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi; nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
  • Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng; thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng); để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
  • Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch; nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
  • Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mất bao lâu?

Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với loại hình doanh nghiệp mà bạn định đăng ký và nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận