Lập pháp hành pháp tư pháp ở Việt Nam

17/02/2022
Lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam
983
Views

Tại một số quốc gia, phân lập quyền lực (separation of powers) là việc quyền lực của nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được nhắc đến nhiều là tam quyền phân lập (trias politica), trong đó 3 quyền của nhà nước là lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam

Lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam

Theo Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp có quy định rằng: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”  Vậy cơ quan lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam gồm những cơ quan nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết

Cơ quan lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam

Nước ta đã ban hành và nhiều lần thay đổi các Hiến pháp như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013. Qua những bản Hiến pháp thay đổi cùng với thực tiễn cho thấy để thực hiện vai trò của nhà nước và kiểm soát được việc thực hiện quyền lực của nhà nước ta thì việc phân định rõ ba quyền quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã giúp nhà nước tối ưu hóa được điều này.

Trên thế giới cũng tổ chức các thiết chế nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập nước ta cũng đã dựa trên các tinh hoa của các thiết chế nhà nước trên thế giới để có được sự phối hợp phân công nhịp nhàng giữa các cơ quan hành pháp lập pháp và tư pháp nhằm mục đích kiểm soát, tổ chức và phát huy được vai trò cũng như chức năng và quyền lực của nhà nước

Quy định tam quyền phân lập tại Việt Nam thể hiện về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước chứ không tập trung cho một cơ quan nào cụ thể mà sẽ phân ra cho các cơ quan khác nhau: quyền lập pháp giao cho quốc hội, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Tam quyền phân lập được hiểu là nhằm mục đích dùng quyền lực để thực hiện kiểm soát, cân bằng, khống chế và kiềm chế quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Quy định tam quyền phân lập được thể hiện cho ta thấy rõ và nó giúp  ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội lạm quyền. Như vậy, có thể hiểu các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải hoạt động theo nguyên tắc độc lập, có điều kiện kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền để đảm bảo được quyền lực nhà nước.

Quyền lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam

Quyền lập pháp

Quyền lập pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực của nhà nước được quy định trong Hiến pháp 2013.

Cũng theo căn cứ tại Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước.

Chính vì vậy, lập pháp được hiểu là quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội.

Quyền lực nhà nước được phân tách thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành pháp luật, quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật.

Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ và quyền hạn “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;”. Như vậy quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Quốc hội có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội.

Nội dung căn bản của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự luật nào đó. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua dự án luật, tạo nên các quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.

Quy trình lập pháp được tiến hành theo một trình tự, giai đoạn từ sáng kiến pháp luật, soạn thảo văn bản, trình dự án luật, thẩm tra, thảo luận, thông qua. Do đó soạn thảo luật chỉ là một công đoạn của hoạt động lập pháp mà không phải là yếu tố cấu thành quyền lập pháp.

Hoạt động lập pháp được tiến hành một cách thường xuyên theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội. Ở nước ta thì đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo và trình lên Quốc hội do đó chủ thể lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.

Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ giữa hai cơ quan là Quốc hội và Chính phủ thì Quốc hội chỉ ban hành luật dựa trên nhu cầu chính sách do Chính phủ báo cáo và thông qua chương trình làm việc của Chính phủ. Mối tương quan giữa lập pháp và hành pháp này nhằm đảm bảo cho pháp luật khi ban hành, áp dụng sẽ không xa rời thực tiễn.

Quốc hội có thể ủy quyền cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chi tiết hóa nội dung của đạo luật đó. Đây không phải là việc Quốc hội chia sẻ quyền lập pháp của mình cho cơ quan khác mà bản chất của hoạt động này là lập pháp ủy quyền. Quốc hội chỉ giao cho cơ quan nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội thường xuyên thay đổi để tránh trường hợp luật của Quốc hội phải thường xuyên thay đổi theo.

Quyền hành pháp

Quyền hành pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, cùng quyền lập pháp và quyền tư pháp hợp thành tạo nên quyền lực nhà nước.

Hành pháp chính là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để soạn thảo ra hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo các quy định của luật.

Đại diện cho hành pháp sẽ là Chính phủ, người đứng đầu là Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.

Quyền tư pháp

Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước với mục đích là để đảm bảo sự công tư công bằng của pháp luật, bảo vệ nền công lý, đảm bảo thực hiện tư pháp thì theo quy định pháp luật sẽ có các cơ quan tư pháp.

Tư pháp cũng chính là một trong ba chức năng chính của quyền lực nhà nước. Tư pháp là để mục đích trừng trị tội phạm cũng như giải quyết xung đột giữa các cá nhân.

Cơ quan tư pháp chính là hệ thống các tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, xung đột.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lập pháp hành pháp tư pháp ở việt nam”. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

Chức năng Kiểm sát hoạt động tư pháp của viện kiểm sát nhân dân?

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.