Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Quy định mới nhất năm 2022 về tư cách pháp nhân của chi nhánh như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Doanh nghiệp 2020
Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 1, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thương mại 2005, Chi nhánh của doanh nghiệp có các quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại;
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?
Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân, pháp luật Dân sự yêu cầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
- Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo đảm bảo cho tổ chức có khả năng để hoạt động trên thực tế và đảm bảo điều hành nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn vốn góp;
- Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Tương tự, văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.
Tại Điều 84, BLDS 2015 quy định rõ ràng rằng chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân không đầy đủ
Theo Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân và chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Đồng thời, khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Chi nhánh có được sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ không?
- Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp những loại thuế gì?
- Dịch vụ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trọn gói
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Quy định mới nhất năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, xin mã số thuế cá nhân…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ; hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp; kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia; vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh; hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam; hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia; vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.