Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

13/02/2022
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
713
Views

Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng, là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây, Luật sư X xin được chia sẻ quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tới bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích

Căn cứ pháp lý

Công ty bảo hiểm là gì?

Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 06 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019, công ty bảo hiểm được hiểu như sau:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm trả tiền bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Theo đó, có thể hiểu, công ty bảo hiểm là công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định của Luật khác có liên quan.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Điều kiện về chủ sở hữu

Căn cứ Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ cần không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này, cụ thể như sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Để thành lập công ty bảo hiểm tổ chức, cá nhân tham gia doanh nghiệp phải  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với tổ chức, phải là tổ chức có tư cách pháp nhân. Đối với cá nhân thì không bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đồng thời, cá nhân, tổ chức muốn tham gia thành lập công ty bảo hiểm cần đáp ứng đủ các điều kiện về góp vốn theo Điều 6 Văn bản hợp nhất số 12 Nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2020.

Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký

Căn cứ Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh những ngàng nghề mà pháp luật không cấm và phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề có điều kiện nên khi mở công ty kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện để được kinh doanh bảo hiểm.

Theo đó, căn cứ Điều 60 Văn bản hợp nhất số 06 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ hoạt động những nội dung sau:

  • Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
  • Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
  • Giám định tổn thất;
  • Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
  • Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
  • Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Và doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.

Để kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Và phải xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm.

Điều kiện về tên công ty

Khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp căn cứ vào Điều 37 Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2020 bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký .
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở chính

Căn cứ Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2020, trụ sở của công ty bảo hiểm phải đặt  trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đồng thời, trụ sở của doanh nghiệp còn liên quan đến cơ quan sẽ trực tiếp quản lý thuế của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp đặt ở đâu thì cơ quan thuế ở đó sẽ trực tiếp quản lý doanh nghiệp đó.

Điều kiện về vốn

Kinh doanh công ty bảo hiểm thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện nên để mở công ty kinh doanh bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các mức vốn khác nhau căn cứ theo Điều 10 Văn bản hợp nhất số 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2020 cụ thể như sau:

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm bảo phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với bảo hiểm nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với chi nhánh nước ngoài:

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với  doanh nghiệp tái bảo hiểm:

  • Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

Như vậy, tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh bảo hiểm khác nhau thì sẽ có mức vốn pháp định khác nhau.

Điều kiện về con dấu

Con dấu của doanh nghiệp thể hiện ý chí của doanh nghiệp.

Và dấu của các doanh nghiệp sẽ không giống nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ có một loại dấu riêng để phân biệt với nhau.

Theo đó, doanh nghiệp tự chọn cho mình hình thức, nội dung con dấu sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc khắc con dấu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại cơ quan khắc dấu sau khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sau khi có con dấu doanh nghiệp tiến hành thông báo và quản lý theo Điều lệ hoặc quy chế của công ty hoặc doanh nghiệp của mình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm“”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phân loại bảo hiểm xã hội như thế nào?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại, cụ thể là:
• BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Lệ phí thành lập công ty bảo hiểm là bao nhiêu?

Để thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm bạn phải nộp phí, lệ phí như sau:
Thứ nhất, lệ phí đăng kí doanh nghiệp: Căn cứ thông tư 47/2019/TT-BTC mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng/lần. Tuy nhiên, nếu thực hiện đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: phí thu trong trường hợp này là 100.000 đồng/lần cũng căn cứ theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Ngoài ra, sẽ còn phát sinh những chi phí khác có liên quan như chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.