Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề spa

13/02/2022
Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề spa
727
Views

Kinh doanh spa, xoa bóp, massage, chăm sóc sắc đẹp, săn sóc da mặt…v..v… là loại hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận do nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng lớn trong xã hội ngày hiện nay. Bạn đang tìm hiểu để mở spa chăm sóc sắc đẹp nhưng không biết điều kiện kinh doanh Spa, điều kiện kinh doanh làm đẹp cần những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề spa. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hoạt động kinh doanh spa là gì?

“Spa” là thuật ngữ nước ngoài và được du nhập vào Việt Nam. Mọi người sử dụng thuật ngữ này đại diện cho các hoạt động chăm sóc sắc đẹp. Xét trên góc độ này, ta có thể hiểu đơn giản hoạt động kinh doanh spa là hoạt động kinh doanh những kinh doanh những dịch vụ liên quan đến chăm sóc sắc đẹp.

Điều kiện kinh doanh ngành nghề spa

Theo các quy định pháp luật hiện hành, cơ sở kinh doanh spa muốn đi vào hoạt động cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Loại hình thành lập cơ sở kinh doanh spa

Đối với loại ngành nghề này, bạn có thể lựa chọn đăng ký 1 trong 2 loại hình sau:

  • Đăng ký theo loại hình hộ kinh doanh;
  • Đăng ký theo loại hình doanh nghiệp.

Điều kiện về nhân viên, chuyên viên

Đối với các điều kiện liên quan đến nhân viên, chuyên viên, cơ sở spa phải đáp ứng đầy đủ các vấn đề sau:

  • Trang phục của các nhân viên massage phải gọn gàng, lịch sự, có thẻ nhân viên thể hiện rõ tên cơ sở, tên nhân viên và hình thẻ nhân viên;
  • Các chuyên viên massage, chuyên viên thực hiện các động tác vật lý trị liệu phải là kỹ thuật viên, bác sĩ, y sĩ thuộc các chuyên ngành vật lý trị liệu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng hoặc phải được đào tạo và có chứng chỉ liên quan đến các chuyên ngành trên;
  • Phải khám sức khỏe định kỳ từ từ 3-6 tháng một lần và có giấy xác nhận sức khỏe của các cơ sở y tế cấp huyện, quận.

Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Phải đảm bảo an toàn vệ sinh;
  • Phải có bảng quy định chung, quy định thực hiện và phải được dán ở những nơi dễ quan sát;
  • Phải trang bị đầy đủ tủ thuốc, dụng cụ y tế để sử dụng trong những tình huống cấp thiết;
  • Các phòng trị liệu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về không gian và diện tích.

Đối với vấn đề bằng cấp

  • Đối với hộ kinh doanh: Phải có chứng chỉ hành nghề spa.
  • Đối với doanh nghiệp: Khi đăng ký kinh doanh sẽ không yêu cầu chứng chỉ, nhưng khi làm thủ tục xin giấy phép con, chủ doanh nghiệp sẽ phải xuất trình giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với các lĩnh vực như: Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền… Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc thì người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có bằng cấp thuộc các chuyên ngành được nêu trên.

Đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ Spa như thế nào?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

===) Đối với vốn điều lệ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ Spa thì không có yêu cầu về mức vốn quy định tối thiểu là bao nhiêu. Tùy vào mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ khác nhau, tuy nhiên trên mức vốn điều lệ góp ban đầu khi thành lập sẽ là căn cứ để xác định mức nộp lệ phí môn bài. Cụ thể như sau:

Mức nộp lệ phí môn bài

STTVốn điều lệ hoặc vốn đầu tưLệ phí môn bài (VNĐ)
1Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng03 triệu đồng/năm
2Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống02 triệu đồng/ năm
3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác01 triệu đồng/ năm

– Những doanh nghiệp thành lập 06 tháng đầu năm: Phải nộp thuế môn bài cả năm.

– Doanh nghiệp nào thành lập 06 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ phải nộp 50% số thuế môn bài cho 1 năm.

– Đối với các doanh nghiệp mới thành từ sau ngày 25/02/2020 quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì sẽ được Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).

– Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không góp đủ trong thời hạn nêu trên thì doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị vốn góp thực tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn.

– Hình thức góp vốn vào công ty tùy thuộc vào thành viên góp vốn là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu thành viên góp vốn là doanh nghiệp thì hình thức góp vốn không được bằng tiền mặt mà phải bằng các hình thức: séc, ủy nhiệm chi hoặc phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp quy định pháp luật. Còn nếu thành viên góp vốn là cá nhân thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức để góp vốn vào công ty là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề spa”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; thông báo giải thể công ty cổ phần; mẫu đơn xác nhận độc thân mới nhất hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mã ngành kinh doanh dịch vụ spa như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mã ngành kinh doanh dịch vụ spa được quy định như sau:
Mã ngành 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ tắm hơi, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phương pháp phẫu thuật;
Mã ngành 9631: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ cắt tóc, làm đầu, tạo kiểu tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm, cạo râu… phục vụ cho cả nam và nữ.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa có dịch vụ xoa bóp (massage)

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định 96-2016-ND-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có trách nhiệm:
1. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
2. Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.