Số hiệu: | 26/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị Định |
Nơi ban hành: | Chính Phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đã biết | Số công báo: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Xây dựng, cơ cấu tổ chức | Tình trạng: | Đã biết |
Tóm tắt Nghị định 26/2013/NĐ-CP
Thời hạn thanh tra chuyên ngành xây dựng không quá 70 ngày
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ; về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng.
Theo Nghị định này, Cơ quan thanh tra Nhà nước ngành Xây dựng bao gồm:
Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng với con dấu và tài khoản riêng.
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở xây dựng hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng (khi cần thiết) là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Trong đó, cuộc thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành không được quá 45 ngày, trường hợp phức tạp được kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày; còn cuộc thanh tra do Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc do điều kiện đi lại khó khăn thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng sẽ tập trung vào thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về:
Quy hoạch, kiến trúc; các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng; hoặc công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng bao gồm: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và quản lý quy hoạch xây dựng; việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng…
Nghị định cũng quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Bộ trưởng, Giám đốc Sở có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. Trường hợp phát hiện vụ việc đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền quyết định thanh tra lại khi được Bộ trưởng giao.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2013 và thay thế cho Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005.
Xem trước và tải xuống Nghị định 26/2013/NĐ-CP
Câu hỏi thường gặp
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng:
1. Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.
2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng:
1. Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức
2. Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện.
Thời hạn thanh tra:
1. Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày.
2. Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc do điều kiện đi lại khó khăn tại các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102
Xem thêm: Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng