Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật

13/07/2021
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật
764
Views

Xin chào luật sư, được biết Bộ luật lao động năm 2019 có nhiều điểm mới về thỏa ước lao động. Vậy tôi muốn được chỉ rõ những điểm mới này tại Bộ luật lao động 2019 so với bộ luật cũ. Rất mong được giải đáp. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Thoả ước lao động tập thể là gì?

– Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động; và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

– Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thanh lý hợp đồng trước hay sau ngày có hóa đơn

Đặc điểm của thoả ước lao động tập thể 

Các đặc điểm cần chú ý của thoả ước lao động tập thể như: ngày có hiệu lực, trường hợp vô hiệu…

Ngày có hiệu lực của thoả ước

Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được ghi trong thỏa ước. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

Trường hợp vô hiệu

– Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một; hoặc một số nội dung trong thỏa ước trái pháp luật.

– Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;

+ Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể như thế nào?

    Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định tại điều 83; hướng dẫn chi tiết tại điều 18 nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

“1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở; hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
b) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp; hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể quy định tại Khoản 1 Điều này; không trực tiếp ký kết thỏa ước lao động tập thể; thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể.”

     Bên cạnh đó cần lưu ý, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; chỉ được thực hiện khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể; và có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được.

Gửi thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý

     Theo điều 75 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết; người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động thương binh và xã hội).

     Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

     Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:

  • Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;
  • Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

     Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi; mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật; thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày; kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.

     Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể; thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

     Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật“. Nếu có thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ: 0936408102

Câu hỏi thường gặp

Thoả ước tập thể trong các trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi?

Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý; quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp
– Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019, Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp; và đại diện tập thể lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũ hoặc thương lượng để ký thỏa ước lao động tập thể mới.
– Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động; thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Thời hạn thỏa ước tập thể?

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước lao động tập thể; thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận