Trọng tài viên giải quyết tranh chấp không vô tư, khách quan sẽ bị xử lý như thế nào? 

29/01/2022
508
Views

Hiện chúng tôi đang có nhu cầu mở rộng thị trường để tìm kiếm nhiều đối tác hơn nên chúng tôi quan tâm nhiều đến các rủi ro có thể xảy đến trong hợp đồng. Đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra. Vì chủ yếu là bạn hàng quốc tế nên chúng tôi mong muốn lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp là Trọng tài thương mại. Nhưng tôi có một thắc mắc là nếu như trọng tài viên không đủ vô tư, khách quan để giải quyết tranh chấp thì theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay có chế tài nào để xử lý vấn đề này không?

Những thắc mắc về việc “Trọng tài viên giải quyết tranh chấp không vô tư, khách quan sẽ bị xử lý như thế nào?” sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

 Luật Trọng tài Thương mại 2010;

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

Nghị định 63/2011/NĐ-CP

Thông tư 12/2012/TT-BTP 

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên

Trọng tài viên được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Trung tâm trọng tài, bao gồm:

– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

– Được hưởng thù lao.

– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định của trọng tài viên

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định của trọng tài viên được quy định tại Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;

+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;

+ Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy theo quy định trên, trường hợp Trọng tài viên giải quyết tranh chấp không có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng.

Nếu cho rằng phán quyết trọng tài không đúng thì xử lý như thế nào?

-Hiệu lực của phán quyết trọng tài

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:

Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.

-Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không?

Theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp để xem xét hủy phán quyết trọng tài, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Như vậy, phán quyết trọng tài không bị kháng cáo mà chỉ bị hủy theo các trường hợp quy định do Tòa án quyết định.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Những đối tượng không được trở thành Trọng tài viên

Để đảm bảo cho hoạt động của trọng tài hiệu quả, pháp luật cũng đưa ra những quy định nhằm hạn chế đối với một số người mặc dù đáp ứng được các điều kiện trên nhưng vẫn không được làm Trọng tài viên, bao gồm:

– Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án;

– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành ản hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án tích.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.