Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

29/01/2022
Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn
861
Views

Vì nhiều lý do mà cuộc hôn nhân có thể đổ vỡ. Tuy nhiên; người thiệt thòi nhất luôn là con trẻ. Chúng vẫn có nhu cầu sống trong hạnh phúc; được ăn học đầy đủ;… Chính bơi lẽ đó; 1 trong nhungxe nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ sau khi ly hôn đó là cấp dưỡng cho con. Vậy ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn? Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?

Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

Cấp dưỡng là gì?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn; túng thiếu.

Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng được phát sinh trên cơ sở quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Sau khi ly hôn; nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại khoản 2 Điều 82, Điều 110 và Điều 115 Luật Hôn nhân gia đình 2014; cụ thể:

  • Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
  • Nghĩa vụ của chồng đối vợ và ngược lại nếu bên kia khó khăn; túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng.

Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

Những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng bao gồm:

  • Người có quyền yêu cầu này bao gồm:
  • Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Yêu cầu mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; mức cấp dưỡng được quy định như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Đặc biệt, khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; phương thức cấp dưỡng được quy định như sau:

  • Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng; tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mời các bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm những trường hợp nào ?

– Người có quyền yêu cầu này bao gồm:
– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn?

Căn cứ theo quy định tại ĐIều 188 Luật Hôn nhân và gia đình; các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được quy định như sau:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã có tài sản để tự nuội mình.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dững sau khi ly hôn đã kết hôn.

Vợ vay tiền mà chồng không biết thì có phải trả nợ không ?

Theo quy định của pháp luật trường hợp người vợ vay tiền để phục vụ mục đích thiết yếu của gia đình thì cả hai phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ nếu đây là vay cho mục đích chung. Trường hợp vợ vay tiền vì mục đích cá nhân mà chồng không biết thì không có nghĩa vụ phải trả nợ liên đới.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.