05 điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

28/01/2022
05 điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip
1109
Views

Từ năm 2016 trở đi; nước ta đã thay thế chứng minh nhân dân bằng căn cước công dân có gắn chip. Theo Bộ Công an; dự kiến đến trước ngày 1/7/2021 sẽ cấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip mới được cấp trên toàn quốc. Vì là 1 loại thẻ mới; cho nên có nhiều người vẫn chưa nắm rõ được những điều cần biết về thẻ căn cước. Vậy có những gì cần lưu ý? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “05 điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip“.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 137/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 06/2021/TT-BCA

Điều thứ nhất cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước công dân gắn Chip có điểm gì đặc biệt?

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.

Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập vào thông tin nằm trong chip; các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID). Thẻ CCCD đóng vai trò làm thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Điều cần biết thứ hai về thẻ căn cước công dân gắn chip

Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân gắn chip?

Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp; đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Mặt khác tại Khoản 2, Điều 4; Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số; CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Trong thời gian làm bạn hoàn toàn có thể tra cứu CCCD gắn chip làm xong chưa.

05 điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

Điều thứ ba cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

Số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi không?

Hiện tại; rất nhiều người dân khi thực hiện đổi từ chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip và đều có cùng 1 thắc mắc đó là số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi so với số CMND cũ không.

Theo hướng dẫn từ Bộ công an thì:

  • Mẫu CMND 9 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001, theo đó thì số CMND bao gồm 9 số.
  • Mẫu CCCD gắn chíp được cấp theo Thông tư 06/2021/TT-BCA và số thẻ CCCD gắn chíp gồm 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014.

Khi người dân đổi từ CMND loại 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp thì sẽ thay đổi số. Trong quá trình triển khai thực hiện cấp thẻ CCCD mới người dân sẽ được cấp giấy xác nhận số CMND để người dân có thể thực hiện các giao dịch trước đó hoặc giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ vẫn được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng.

Như vậy việc đổi/cấp lại từ CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp sẽ thay đổi số CMND từ 9 số sang 12 số.

Bên cạnh đó số CMND loại 12 số (CCCD mã vạch) và thẻ CCCD gắn chíp đều có 12 số và là mã số định danh cá nhân nên khi chuyển từ CMND 12 số/CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp số CMND sẽ không thay đổi.

Điều thứ tư cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

Có bị lộ thông tin khi mất thẻ căn cước công dân gắn chip?

Thẻ căn cước công dân gắn chip chứa rất nhiều dữ liệu về chủ thẻ; trong trường hợp mất thẻ nhiều người dân sẽ lo lắng bị lộ thông tin. Tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể yên tâm bởi mức độ bảo mật của chip rất cao.

Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI); lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành. Chỉ có những thiết bị đặc biệt của Cơ quan nhà nước mới có thể quét và nhận diện thông tin.

Điều thứ năm cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

Có cần làm lại các giấy tờ khi đổi sang CCCD gắn chip?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.

Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “05 điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.

Thẻ căn cước công dân có hạn sử dụng đến khi nào?

Thường thì mỗi căn cước công dân có hạn từ 5-8 năm, bạn có thể xem phía dưới ảnh căn cước, dòng “có giá trị đến” để biết chính xác hạn sử dụng căn cước công dân của bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.