Đẻ thuê hay mang thai hộ, cái nào được, cái nào mất?

28/01/2022
Đẻ thuê hay mang thai hộ, cái nào được, cái nào mất?
938
Views

Hiện nay, có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau nhưng người vợ không có khả năng sinh con. Vì thế, hiện tượng đẻ thuê xuất hiện như chiếc phao cứu sinh. Vậy, chiếc phao này có hợp pháp hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Đẻ thuê hay mang thai hộ, cái nào được, cái nào mất?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đẻ thuê hay mang thai hộ, cái nào được, cái nào mất?

Đẻ thuê là gì? “Mang thai hộ” là gì?

“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là mang thai nhằm mục đích nhân đạo chứ không phải là thương vụ trao đổi kiếm tiền.

Khái niệm “đẻ thuê” là từ ngữ thường dùng ý chỉ hành vi mang thai hộ nhưng vì mục đích “thương mại”, ở đó người mang thai hộ sẽ nhận một khoản tiền hoặc một lợi ích vật chất khác từ người nhờ mang thai hộ và hành vi này là bị cấm theo pháp luật Việt Nam.

Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Như vậy, việc “đẻ thuê” bị pháp luật cấm. Ở Việt Nam, pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đẻ thuê hay mang thai hộ, cái nào được, cái nào mất?
Hình ảnh minh họa về đẻ thuê.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

– Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Hành vi “đẻ thuê” bị pháp luật xử lý như thế nào?

Pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định xử phạt đối với người trực tiếp mang thai hộ vì mục đích thương mại mà chỉ có quy định xử phạt với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, tại Điều 187 BLHS 2015, người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tối đa mức phạt tù có thể lên đến 05 năm tù tùy theo định khung tăng nặng.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về những điều cần biết về hình thức đẻ thuê, mang thai hộ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Đẻ thuê hay mang thai hô, cái nào được, cái nào mất? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Mang thai hộ thì người mang thai có quyền của người mẹ không?

Chúng ta có thể thấy, xét về mặt khoa học, thì mang thai hộ là việc lấy noãn của người vợ, và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó mới cấy vào trong tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai mà sinh con. Do đó, con sinh ra là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ bởi đó là noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.