Hiện nay; dưới sự phát triển không ngừng nghỉ của mạng internet; những vụ việc về tấn công mạng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn; gây nên nhiều hệ lụy. Vậy tấn công mạng là gì? Tấn công mạng bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tấn công mạng là gì?
Tấn công mạng là hình thức tấn công xâm nhập vào một hệ thống máy tính; cơ sở dữ liệu, website hay thiết bị của một một tổ chức; doanh nghiệp nào đó.
Tấn công mạng là 1 trong những hành vi vi phạm quy định về phòng; chống tấn công mạng. Cho nên người vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tấn công mạng bị xử phạt như thế nào?
Tấn công mạng là hành vi vi phạm quy định về phòng; chống tấn công mạng; quy định tại Điều 31 Luật xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy; hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức phạt sau:
Mức phạt thứ nhất
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cố ý phát tán hoặc làm lây nhiễm các chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông; mạng Internet, mạng máy tính, phương tiện điện tử;
- Cố ý phát tán chương trình tin học nhằm mục đích mã hóa cơ sở dữ liệu thông tin của người khác;
- Cố ý gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn; ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng viễn thông; mạng Internet, mạng máy tính, phương tiện điện tử;
- Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ; truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, phương tiện điện tử;
- Cố ý xâm nhập; cung cấp, tiết lộ thông tin, dữ liệu; tạo ra hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin; thu lợi bất chính, phá hoại;
- Cố ý thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông; mạng Internet, mạng máy tính, phương tiện điện tử;
- Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin; tài liệu liên quan liên quan đến tấn công mạng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Mức phạt thứ hai
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
- Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho phần mềm công nghệ thông tin gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
- Không phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, loại trừ hành vi tân công mạng.
- Cung cấp dịch vụ tấn công mạng trái pháp luật;
Mức phạt thứ ba
Tại khoản 3 Điều 31 có quy định về mức phạt tiếp theo đối với hành vi tấn công mạng như sau:
3. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm lần 2 những trường hợp được quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Hình thức xử phạt bổ sung
Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc gỡ bỏ chương trình, phần mềm, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm, thiết bị, ngừng cung cấp dịch vụ gây hại về an ninh mạng hoặc không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng với giấy phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả về an ninh mạng;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc xóa dữ liệu bị chiếm đoạt, mua bán, trao đổi trái phép;
- Buộc xóa bỏ và cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong chương trình, sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, phần mềm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, phần mềm không bảo đảm chất lượng;
- Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông; tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN); mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ;
- Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền, các tài khoản số;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép viễn thông từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài áp dụng mức phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung; thì chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng thực hiện biện pháp khác phục hậu quả.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về hình thức xử phạt khi vi phạm về phòng; chống tấn công mạng.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Tấn công mạng bị xử phạt như thế nào? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
– Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
– Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
Mỗi cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tấn công mạng theo luật định.
Người nào sử dụng trái phép thông tin của chủ tài khoản Facebook; gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cá nhân đó; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy theo mức độ cụ thể.
Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa; ngăn chặn hành vi vi phạm đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.