Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?

27/01/2022
Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào
1138
Views

Xin chào luật sư! Tôi đang định mua căn nhà mới xây, do các chủ nhà tự thỏa thuận chia tách lại mảnh đất, tự thỏa thuận lối đi chung với các nhà bên cạnh lối đi, tôi muốn hỏi tôi có được công nhận quyền sở hữu nhà trên mảnh đất không đúng với sổ đỏ như vậy hay không, tôi có cần phải làm thủ tục xin đo vẽ lại sổ đỏ không? Tôi xin chân thành cảm ơn. Qua bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ cùng bạn trả lời câu hỏi “Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?”

Căn cứ pháp lý 

Lối đi chung là gì?

Lối hay ngõ đi chung là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng.

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Lối đi chung này thường được gọi là “ngõ đi chung”. Nó được thường được hình thành trong quá trình người sử dụng đất chia tách thửa đất. Việc chia tách thừa đất do nhiều nguyên nhân. Có thể là do phân chia tài sản hoặc chuyển nhượng một phần. Hoặc do thỏa thuận của các bên về việc mở lối đi chung. Và cũng có thể là do quyết định của TAND hoặc Cơ quan có thẩm quyền.

Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?

Quyền yêu cầu mở lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 245 BLDS 2015 về; “Quyền đối với bất động sản liền kề” là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền); nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Một trong những quyền đối với bất động sản liền kề là quyền về lối đi qua.

Vậy, khi nào thì bất động sản được hưởng quyền về lối đi qua?

Vấn đề này được quy định tại Điều 254 BLDS 2015 về “Quyền về lối đi qua”. Theo đó, Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng; có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Nếu bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản khác; thì việc mở lối đi chung được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất; có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc; và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản chịu hưởng quyền.

Nghĩa vụ, trách nhiệm của “Bất động sản hưởng quyền” khi thực hiện quyền về lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 thì Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền khi thực hiện quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Riêng đối với trường bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định nêu trên; mà không có đền bù.

Vị trí, chiều dài, rộng của lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 thì vị trí; giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Riêng đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong; và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương. Ví dụ: Thửa đất tách thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì phải đảm bảo các điều kiện về vị trí; kích thước, diện tích … vv theo quy định tại Quyết định 20/2017/UBND thành phố Hà Nội ngày 01/06/2017; thì ngõ đi phải đảm bảo có mặt cắt ngang từ 1m đến 2m tùy từng trường hợp.

Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Theo quy định tại Điều 255 BLDS 2015. Quy định về việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong các trường hợp sau:

+ Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

+ Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

+ Trường hợp khác theo quy định của luật.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất đối với “Lối đi chung” được pháp luật quy định như thế nào ?

Các chủ sử dụng đất liền kề với Lối đi chung được sử dụng làm lối đi ra đường công cộng. Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến các chủ sử dụng khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 178 BLDS 2015; thì các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà; cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích cho riêng mình; và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất đối với “Lối đi chung” được pháp luật quy định như thế nào ?

Có thể bạn quan tâm

Hóa đơn đặt in được quy định như thế nào?

Hợp đồng mua bán nhà đất bắt buộc công chứng không?

Cấp sổ đỏ có cần gia đình hàng xóm ký giáp ranh không ?

Bồi thường tài sản trên đất được quy định như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào ?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Quyền sử dụng lối đi có thể được xác lập thông qua đâu? 

Thông qua việc ký kết biên bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu hoặc bạn có thể yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau đó bạn có thể làm thủ tục đăng ký biến động xin điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là trên giấy chứng nhận điều chỉnh thể hiện lối đi. Bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 85 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung

Trước hết hai gia định bạn phải tự hòa giải. Trường hợp không hòa giải được bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyên sử dụng đất của gia đình bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.