Nghỉ việc rồi có thể tự đi làm chế độ thai sản được không?

19/01/2022
318
Views

“Thưa luật sư! Rất mong luật sư tư vấn về trường hợp của tôi như sau: Tôi đóng BHXH từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2016 tôi sẽ sinh con. Tuy nhiên đến tháng 3/2016 tôi sẽ hết hạn hợp đồng lao động với công ty. Nếu công ty không ký tiếp hợp đồng lao động với tôi và không hỗ trợ tôi làm chế độ thai sản lúc tôi sinh thì tôi có thể tự đến cơ quan bảo hiểm làm chế độ thai sản cho mình được không?”

Luật sư X hân hạnh được giải đáp thắc mắc của quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội

Nghỉ việc rồi có thể tự đi làm chế độ thai sản được không?

Để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đáp ứng điều kiện như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, sau khi sinh con bạn nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH quận/ huyện nơi bạn đang cư trú để được hưởng chế độ thai sản.

Thủ tục đăng ký chế độ thai sản theo Khoản 5, Điều 9, , bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Đơn của người lao động nữ sinh con (mẫu số 11B-HSB).

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.

Mời bạn xem thêm

Trường hợp Đảng viên sinh con thứ 03 không bị phạt?

Sinh con trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất có được hưởng chế độ thai sản không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nộp giấy khai sinh sau bao lâu thì được nhận tiền thai sản?
Điều 102 Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ khi sinh con, nếu đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc khoản 3 sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.định Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Nghỉ việc trước khi sinh 12 tháng có được hưởng chế độ thai sản không
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ khi sinh con, nếu đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc khoản 3 sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.